Dòng tiền chưa trở lại sau nghỉ lễ, VN-Index vẫn lầm lũi hồi phục

Rung lắc xuất hiện ngay phiên đầu tiên của tháng 5/2024 cùng với việc dòng tiền chưa quay trở lại nhưng chỉ số VN-Index vẫn đóng cửa cao nhất phiên.

Dòng tiền chưa trở lại sau nghỉ lễ, VN-Index vẫn lầm lũi hồi phục

Định vị thị trường

Các thị trường chứng khoán châu Á không có những phản ứng bất ngờ với kết quả cuộc họp FOMC. Theo công bố, lãi suất tiếp tục được giữ ở 5,25 - 5,5%, mức cao nhất trong 23 năm và được duy trì kể từ tháng 7/2023. Các chỉ số TWSE (-0,85%), HSI (+2,5%), KOSPI (-0,31%), NIKKEI 225 (-0,1%) biến động trái chiều nhau.

Thị trường chứng khoán Việt Nam trở lại sau kỳ nghỉ lễ với dòng tiền vẫn chưa nhập cuộc. Rung lắc cũng đi kèm nhưng áp lực bán ra lại gần như không có, dẫn đến chiều mua có thể kéo điểm khá nhẹ nhàng trong khoảng thời gian cuối phiên. Mức đóng cửa của chỉ số thậm chí còn cao nhất phiên, qua đó có phiên thứ 4 liên tiếp đóng cửa trên 1.200 điểm.

Chất xúc tác

Sau kỳ nghỉ lễ, thông tin đáng chú ý nhất là số liệu PMI tháng 4 đã quay trở lại trên ngưỡng 50 điểm, đạt 50,3 so với 49,9 điểm của tháng 3. Điều này cho thấy sức khỏe ngành sản xuất cải thiện nhẹ, và đây là lần cải thiện thứ ba trong bốn tháng qua.

Dù chưa phải là con số ấn tượng nhưng điều này cũng sẽ giúp cho nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán bớt đi những nỗi lo trong các quyết định đầu tư.

Yếu tố dòng tiền vẫn rất cần một trạng thái tâm lý tích cực bởi các phiên trước nghỉ lễ, HOSE đã chứng kiến 5 phiên liên tiếp khớp lệnh dưới mức bình quân 20 phiên. Phiên hôm nay cũng chưa có sự khác biệt nào và thậm chí còn hụt thanh khoản so với phiên thứ Sáu tuần trước hơn 11%.

3ex-2024-05-02-4617-4027-5813.png
Quảng cáo

Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài cũng có ngay một phiên bán ròng lớn với giá trị ròng đạt 911 tỷ đồng trong đó BWE (-514 tỷ đồng) là mã bị bán ra nhiều nhất, chủ yếu qua thỏa thuận.

Đóng góp của khối ngoại vào tổng giao dịch 2 chiều đạt 14,7% cũng là kết quả của việc tiền nội chưa quay trở lại. Thông thường, giao dịch của khối ngoại chỉ chiếm chưa đến 9%.

Vận động thị trường

Với việc dòng tiền nội vẫn đang đứng ngoài, vai trò của các cổ phiếu lớn sẽ cần được thể hiện rõ. Ngân hàng chưa tham gia một cách quyết liệt, các mã SHB (+2,2%), VIB (+1,4%), VCB (+0,8%), MBB (+0,7%) chỉ hỗ trợ thị trường vào giai đoạn cuối phiên. Trong khi đó, vẫn còn VPB (-1,3%), TPB (-1,4%), CTG (-1,4%), LPB (-1,4%), STB (-2,1%) xuất hiện ở chiều giảm với biên độ trên 1%.

Dù vậy, việc có một số nhân tố Ngân hàng tăng vẫn tốt hơn so với việc cả nhóm này đồng loạt giảm. Các mã này đã giúp cho đà tăng của POW (+5,7%), SAB (+4%), FPT (+3%), BCM (+3,1%) không bị "lãng phí" và triệt tiêu được những rung lắc xuất hiện trong phiên. Chỉ số đã đóng cửa cao nhất phiên, tăng 6,84 điểm lên 1.216,36 điểm (+0,57%). Thanh khoản đạt 570,36 triệu đơn vị, tương đương 14.399 tỷ đồng.

Hiệu ứng nhóm ngành cũng đã xuất hiện ở nhóm Năng lượng, Bán lẻ với các mã BTP (+6,8%), PPC (+6,7%), NT2 (+4,7%), REE (+4,2%), PET (+1,4%), FRT (+1,9%), QTP (+6,5%) và HND (+5,5%) trên UPCoM.

Thông tin tác động mạnh tới các cổ phiếu Năng lượng là việc tiêu thụ điện trên toàn quốc đã phá vỡ mọi kỷ lục từ trước đến nay khiến EVN phải huy động nguồn điện từ tất cả các nhà máy nhiệt điện than, đồng thời huy động các nhà máy nhiệt điện khí. Những cổ phiếu tăng mạnh nhất nhóm Năng lượng đều là những công ty có nguồn thu lớn từ các nhà máy nhiệt điện.

Ngoài ra, nhóm Khu Công nghiệp cũng ghi nhận một số mã tích cực như SIP (+3%), DPR (+2,8%), VGC (+2,2%), SZC (+2%) nhờ có lực đẩy của "ông lớn" BCM. Được biết, lợi nhuận sau thuế quý I/2024 của BCM đạt 118.12 tỷ đồng, tăng trưởng 29,07% so với cùng kỳ.

Nhìn chung, VN-Index đã có phiên thứ 4 liên tiếp đóng cửa trên ngưỡng 1.200 điểm và đang tạo vùng đệm dự phòng khá tốt khi chỉ số cần phải quay lại kiểm tra cung cầu.

Trên 2 sàn còn lại, HNX-Index tăng 0,3% còn UPCoM-Index tăng 1,06%. Tổng giá trị giao dịch của 2 sàn đạt hơn 1.600 tỷ đồng.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Thị trường trở lại tích cực sau phiên tăng gần 10 điểm

Sau khi hạ nhiệt về ngay đường xu hướng tăng ngắn hạn, thị trường chứng khoán đã có một phiên bật tăng tích cực để giúp nhà đầu tư có thêm niềm tin. Bên cạnh nhóm Bluechips, các cổ phiếu Thép, Chứng khoán, Bất động sản cũng đều phản ứng rất nhạy.

Được gia tăng "chất Thép", thị trường kết thúc chuỗi 4 phiên giảm Chính thức: FTSE Russell chưa nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Định giá thị trường đang ở mức khá hợp lý, có thể đầu tư vào những cổ phiếu nào?

Theo VNDIRECT, triển vọng lợi nhuận của ngành Ngân hàng vẫn tích cực, các ngành có liên hệ chặt chẽ với biến động giá hàng hoá hay hàng không, bán lẻ… cũng được kỳ vọng tăng trưởng.

Cổ phiếu Chứng khoán tăng mạnh thứ 2 ngành vừa ra kết quả quý III/2024 Chính thức: FTSE Russell chưa nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Chứng khoán toàn cầu diễn biến trái chiều trong phiên 8/10

Bà Kathleen Brooks, Giám đốc nghiên cứu tại XTB, nhận định các thị trường tài chính hầu hết đang trong tâm lý e ngại rủi ro, trong bối cảnh Trung Quốc không công bố thêm các gói kích thích kinh tế.

Chứng khoán châu Á khởi đầu tuần mới trong tâm lý lạc quan thận trọng Thị trường Tokyo dẫn dắt đà tăng của chứng khoán châu Á

Chính thức: FTSE Russell chưa nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

FTSE Russell cũng ghi nhận sự hỗ trợ liên tục của Chính phủ Việt Nam đối với các cải cách thị trường và đánh giá cao mối quan hệ xây dựng với UBCKNN, các cơ quan quản lý thị trường khác.

"Gỡ được nút thắt Pre-funding là điều kiện mấu chốt để FTSE nâng hạng cho Việt Nam" FTSE Russell sắp công bố thông tin nâng hạng thị trường chứng khoán

Được gia tăng "chất Thép", thị trường kết thúc chuỗi 4 phiên giảm

Chuỗi 4 phiên giảm liên tiếp của thị trường chứng khoán Việt Nam đã đừng lại với một lượng tiền quay trở lại. Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu Thép đã tăng đồng loạt trong đó HPG đạt giá trị trên 1.000 tỷ đồng.

Cổ phiếu Chứng khoán tăng mạnh thứ 2 ngành vừa ra kết quả quý III/2024 Cổ phiếu VNM trước ngưỡng cửa một chu kỳ mới?

Phố Wall sụt giảm do lo ngại lạm phát tăng trở lại

Thị trường chứng khoán Phố Wall đã sụt giảm trong phiên giao dịch 7/10 khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng mạnh. Diễn biến này thể hiện những mối lo ngại về lạm phát có thể bùng phát trở lại.

Xung đột leo thang tại Trung Đông, chứng khoán Mỹ và châu Âu giảm điểm Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên 3/10 đồng loạt giảm

Cổ phiếu Chứng khoán tăng mạnh thứ 2 ngành vừa ra kết quả quý III/2024

Công ty Chứng khoán MB (MBS) là một trong những CTCK công bố kết quả kinh doanh sớm nhất trong ngành. Tính từ đầu năm, cổ phiếu MBS còn là mã tăng mạnh thứ 2 trong nhóm Chứng khoán.

Cặp đôi cổ phiếu MBB và MBS cùng lập kỷ lục giá mới Chứng khoán MBS và DNSE liên tục mở rộng được thị phần môi giới phái sinh

Thị trường có phiên giảm thứ 4 liên tiếp, nhiều mã Chứng khoán vẫn đóng cửa cao nhất phiên

Dù thị trường đã trải qua những phiên hạ nhiệt từ mốc 1.300 điểm, nhóm Chứng khoán vẫn đang "âm ỉ" tích cực. Đóng cửa phiên giao dịch, nhiều cổ phiếu Chứng khoán còn tăng lên mức cao nhất phiên.

Chưa thành công trước mốc 1.300 điểm, thị trường quay đầu giảm hơn 20 điểm trong tuần Thị trường sẽ dần hâm nóng trước mùa công bố KQKD quý III/2024

Thị trường sẽ dần hâm nóng trước mùa công bố KQKD quý III/2024

Quan điểm các chuyên gia đã không ghi nhận sự tiêu cực sau khi thị trường thêm một lần thất bại trong việc chinh phục mốc 1.300 điểm. Thay vào đó, số liệu vĩ mô khả quan đang tạo kỳ vọng tích cực cho mùa KQKD quý III/2024.

Chứng khoán MBS và DNSE liên tục mở rộng được thị phần môi giới phái sinh Chưa thành công trước mốc 1.300 điểm, thị trường quay đầu giảm hơn 20 điểm trong tuần

Chưa thành công trước mốc 1.300 điểm, thị trường quay đầu giảm hơn 20 điểm trong tuần

Thị trường chứng khoán Việt Nam dù đón nhận vốn ngoại giải ngân trở lại nhưng vẫn có sự "quay xe" sau khi chưa thể chinh phục thành công mốc 1.300 điểm.

Chuỗi 3 phiên giảm khiến thị trường thất thoát hơn 20 điểm Chứng khoán MBS và DNSE liên tục mở rộng được thị phần môi giới phái sinh