Doanh nghiệp có thể phải đóng phí tái chế ước tính lên đến 6.127 tỷ đồng/năm

Dự thảo ngày 26/7/2023, chỉ riêng 3 loại bao bì chính là giấy, nhựa và kim loại, các doanh nghiệp sẽ phải đóng phí tái chế ước tính 6.127 tỷ đồng/năm, chưa kể phí tái chế cho nhiều loại bao bì, sản phẩm thải bỏ khác.

Để tiếp tục lấy ý kiến cho Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức Fs, và xác định mức đóng góp hỗ trợ tái chế thực hiện trách nhiệm mở rộng của các nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR), có hiệu lực từ ngày 01/01/2024, ngày 28/7/2023, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Văn phòng Hội đồng EPR Quốc gia, Hiệp hội Bia-Rượu-Nước Giải khát Việt Nam (VBA), Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) và Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM (FFA) tổ chức “Hội thảo góp ý về định mức chi phí tái chế và chính sách về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu ở Việt Nam”.

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế VCCI cho biết, với tinh thần cùng quan tâm bảo vệ môi trường, kinh tế tuần hoàn và tuân thủ pháp luật, VCCI cùng các hiệp hội, doanh nghiệp ngành hàng mong muốn được chia sẻ và đóng góp các ý kiến xây dựng để có một dự thảo định mức tái chế Fs phù hợp nhất, khả thi nhất cho cả mục tiêu bảo vệ môi trường và sản xuất, tiêu thụ bền vững. Bởi nếu không có Fs phù hợp sẽ không thể triển khai EPR hiệu quả.

Theo các hiệp hội, doanh nghiệp, dự thảo ngày 26/7/2023, chỉ riêng 3 loại bao bì chính là giấy, nhựa và kim loại, các doanh nghiệp sẽ phải đóng phí tái chế ước tính là 6.127 tỷ đồng/năm, chưa kể phí tái chế cho nhiều loại bao bì, sản phẩm thải bỏ khác. Đây là một khoản chi phí rất lớn, sẽ gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và đẩy giá sản phẩm tăng cao, đặc biệt, trong tình trạng kinh tế khó khăn như hiện nay, khi riêng nửa đầu năm đã có đến 100.000 doanh nghiệp phải đóng cửa, và số người thất nghiệp đã lên tới 1,07 triệu người.

Với mức Fs đề xuất cho chai nhựa cứng PET, mỗi chai nước 500 ml bị tăng lên 61 đồng, tương đương mức tăng giá 1,62%. Đó là chưa kể bao bì carton, thùng đựng, phương tiện vận chuyển…, đều phải đóng góp phí tái chế, khiến mức tăng giá có thể gấp đôi mức nêu trên.

Tính trung bình mỗi người Việt Nam, từ trẻ sơ sinh đến người già, sẽ phải đóng góp ít nhất 61.000 đồng/năm cho phí tái chế 3 loại bao bì nói trên.

Bà Huỳnh Thị Mỹ, Tổng thư ký VPA cho biết, dự thảo có một số lĩnh vực đã được điều chỉnh cao hơn. Ví dụ, nhóm bao bì trước đây tính khoảng 7.600 đồng/kg, bây giờ lên 10.500 đồng/kg, mặc dù hệ số điều chỉnh xuống 0,6%, so với trước đây là 1%, nhưng mức cuối cùng vẫn không giảm nhiều. Ngành nhựa, nhóm bao bì mềm chiếm tỷ lệ khoảng 50%, nếu tăng lên 10.500 đồng/kg sẽ tác động rất lớn lên doanh nghiệp và người tiêu dùng, VPA kiến nghị nên giữ mức 7.600 đồng/kg như trước là hợp lý với Việt Nam.

Quảng cáo

Ở góc độ là Giám đốc điều hành AmCham Việt Nam, ông Jame P. Ollen cho biết, Fs trong dự thảo cao hơn nhiều mức trung bình Fs của 13 nước Tây Âu, theo số liệu của Bộ Tài nguyên & Môi trường tại hội thảo ngày 28/6/2023 ở Hà Nội.

Định mức chi phí tái chế cao sẽ khiến giá cả hàng hóa tăng cao, gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người dân, nhất là trong bối cảnh kinh tế vô cùng khó khăn như hiện nay.

“Fs cao bất hợp lý là do chưa theo nguyên tắc kinh tế tuần hoàn và chưa trừ đi giá trị vật liệu thu hồi được”, ông Jame P. Ollen nói.

Báo cáo Nghiên cứu Môi trường ngày 28/10/2021 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD cũng đã nêu rõ: “Cần thiết kế các chương trình điều chỉnh phí sao cho đảm bảo khả năng thu hồi đầy đủ chi phí hoạt động”, nhưng giá trị Fs trong dự thảo lại chưa trừ đi giá trị vật liệu thu hồi được.

Với các vật liệu có giá trị tái chế thu hồi lớn hơn chi phí tái chế, như: Bao bì nhôm, sắt, giấy carton, bao bì nhựa cứng… và thực tế thu gom, tái chế ở Việt Nam cho thấy các nhà tái chế đều đang có lãi. Các bao bì, sản phẩm này về cơ bản đã được thu hồi vì các nhà tái chế có động cơ cao trong việc thu gom và tái chế, nên chúng hầu như không có nguy cơ tới môi trường.

“Các doanh nghiệp và 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam vốn đang rất khó khăn, nếu phải đóng góp để hỗ trợ thêm cho nhà tái chế đang có lãi tăng thêm lợi nhuận, theo chúng tôi là không hợp lý”, ông Jame P. Ollen nhấn mạnh.

Mặt khác, các doanh nghiệp cũng kiến nghị về thời gian đóng góp tái chế, từ nộp tạm ứng vào đầu năm 2024 sang nộp theo quyết toán số lượng thực tế khi kết thúc năm 2024, để doanh nghiệp vẫn thực hiện đầy đủ trách nhiệm tái chế mà vẫn tháo gỡ được khó khăn về vốn.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa tổ chức thành công giải golf SeAPremium Master 2024, một sự kiện kết nối đẳng cấp dành riêng cho khách hàng ưu tiên tại sân golf Legend Valley Country Club.

Dư nợ cho vay của Chứng khoán KB thu hẹp hơn 15% so với quý trước Giá vàng ổn định sau lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump

Đề xuất đầu tư tuyến đường gần 800 tỷ, dài 5,7km kết nối với cao tốc Tp.HCM

Dự án Hương lộ 2 nối dài, đoạn 2 kết nối với đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây được xem là một trong số ít tuyến đường lớn có khả năng tháo gỡ các “nút thắt” về hạ tầng giao thông, phục vụ hoạt động đi lại trên địa bàn TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng

Chính thức thi công dự án gần 1.500 tỷ đồng nâng cấp tuyến đường kết nối sân bay Long Thành, dự kiến hoạt động từ năm 2026 Tuyến đường sắt hơn 200 tỷ đồng, 31 ga, tốc độ 160km/h sẽ đi qua 9 tỉnh, thành phía Bắc nào?

Đường song hành Vành đai 4 dài 58km gồm 6 làn xe đi qua 7 quận, huyện của Hà Nội dự kiến hoàn thành vào quý 4 năm nay

Dự án đường song hành Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có chiều dài khoảng 58km, quy mô 6 làn xe đặt mục tiêu hoàn thành vào quý 4/2025. Tuyến đường này có tổng mức đầu tư là 5.388 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng chiếm 4.525 tỷ đồng.

Tại sao dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô giảm 2.129 tỷ đồng vốn đầu tư? Bất động sản dọc hai bên vành đai 4 tăng giá khi Hà Nội tăng tốc tiến độ triển khai

SeABank bổ nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc kiện toàn đội ngũ lãnh đạo cấp cao

Ngày 11/01/2025, Hội đồng Quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã công bố và trao quyết định bổ nhiệm các ông Lê Thanh Hải và Bùi Quốc Hiệu đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc SeABank kể từ ngày 11/1/2025 nhằm kiện toàn đội ngũ lạnh đạo cấp cao.

Điểm mặt loạt thương vụ M&A đình đám trên thị trường bất động sản Việt Nam 10 năm qua Chuyên gia: Thị trường bất động sản 2025 sẽ có nhiều khác biệt

Chốt phương án khai thác tạm 2 đoạn tuyến đường cao tốc Bến Lức - Long Thành hơn 31.000 tỷ, đắt thứ 2 Việt Nam, dài gần 58 km

Hai đoạn tuyến được khai thác tạm của Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành thì đoạn đầu tuyến từ Km0+000 - Km3+420 (từ nút giao đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương (tỉnh Long An) đến quốc lộ 1 (TP.HCM) dài 3,4km và đoạn từ Km50+530 - Km57+581 (từ nút

Đồng Khởi lọt top các tuyến đường có giá thuê mặt bằng cao nhất thế giới Chính thức thi công dự án gần 1.500 tỷ đồng nâng cấp tuyến đường kết nối sân bay Long Thành, dự kiến hoạt động từ năm 2026

T&T Group đầu tư dự án điện gió đầu tiên tại Lào

Việc đầu tư phát triển dự án điện gió Savan 1 không chỉ hiện thực hóa cam kết của T&T Group trong việc mở rộng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch, mà còn đánh dấu cột mốc quan trọng với dự án năng lượng đầu tiên của Tập đoàn được triển khai tại Lào, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, tăng cường hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Lào.

SSI Research chỉ ra những động lực có thể đưa VN-Index chạm mức 1.450 điểm vào cuối năm 2025 Hà Nội thu hồi hơn 15.000 m2 “đất vàng” của THT trong Khu đô thị Starlake Tây Hồ Tây

Tuyến cao tốc gần 20.000 tỉ đồng chạy qua Củ Chi (Tp.HCM) sẽ khởi công trong năm 2025

Tuyến cao tốc Tp.HCM – Mộc Bài dài 51km, đi qua địa phận huyện Củ Chi (Tp.HCM) và ba huyện Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu (tỉnh Tây Ninh) dự kiến sẽ được khởi công vào năm 2025 và hoàn thành trong vòng 30 tháng.

Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) 'mua thêm' 2 dự án cao tốc 23.000 tỷ Chốt phương án triển khai dự án cao tốc 25.500 tỷ đoạn Gia Nghĩa

Thông tin mới nhất về mở rộng cao tốc Tp.HCM

Ban Quản lý dự án 7 (Bộ GTVT) đang gấp rút hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư mở rộng đoạn cao tốc từ Tp.HCM - Tiền Giang dài 91km qua Tp.HCM, Long An, Tiền Giang.

Tin vui về cao tốc 88km hơn 20.000 tỷ đồng tại Việt Nam: Thi công thần tốc và tiết kiệm chi phí nhờ công nghệ đặc biệt Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) 'mua thêm' 2 dự án cao tốc 23.000 tỷ