DJ "bật" hơn 1.500 điểm trong 2 ngày, thời gian tồi tệ nhất của chứng khoán Mỹ đã qua?

Sau khoảng thời gian suy giảm tồi tệ, chứng khoán Mỹ đã có 2 ngày tăng điểm vô cùng ấn tượng. Tâm lý của nhà đầu tư chứng khoán đã có nhiều cải thiện.

Nhiều chuyên gia phân tích nhận định nhà đầu tư chứng khoán Mỹ giờ đây thậm chí đang tin rằng định giá doanh nghiệp đã trở nên rẻ và có thể đã đến lúc mua vào.

Điều tồi tệ nhất trên phố Wall có phải đã qua đi? Hiện còn quá sớm để khẳng định. Tuy nhiên thị trường chứng khoán Mỹ lại tăng mạnh trong phiên ngày thứ Ba sau khi đã ghi nhận phiên lên điểm ấn tượng vào ngày thứ Hai.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 825 điểm tương đương 2,8%. Chỉ số Dow Jones đã tăng hơn 1.500 điểm trong 2 ngày gần nhất. Chỉ số giờ đã vượt ngưỡng 30.000 điểm quan trọng và thấp hơn khoảng 18% so với mức đỉnh gần nhất, điều đó đồng nghĩa thị trường không còn trong trạng thái suy giảm.

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq lần lượt tăng 3,1% và 3,3%. Tuy nhiên cả hai chỉ số này vẫn đang trong trạng thái sụt giảm, tức là thấp hơn 20% so với mức đỉnh gần nhất.

Dường như những nhà đầu tư có quan điểm bi quan về thị trường hiện đang trong trạng thí “ngủ đông”. Thậm chí thông tin Triều Tiên bắn tên lửa qua Nhật cũng không khiến cho các nhà đầu tư sợ hãi.

“Dường như tâm lý hoảng sợ trên thị trường đã giảm đi rất nhiều. Tâm lý thị trường trở nên quá bi quan và thêm nhiều nhà đầu tư vào thị trường. Thật tốt khi chứng kiến cổ phiếu tăng điểm tuy nhiên tôi vẫn giữ quan điểm thận trọng”, trưởng bộ phận đầu tư tại eToro – ông Callie Cox nói.

Quảng cáo

Tâm lý thị trường đã cải thiện nhờ vào những hy vọng vào khả năng ngân hàng hàng đầu Thụy Sỹ Credit Suisse sẽ có thể tránh được kịch bản sụp đổ kiểu như Lehman Brothers cách đây 14 năm.

Hiện đang xuất hiện ngày một nhiều nỗi sợ về khả năng Credit Suisse đương đầu với rắc rối lớn. Tuy nhiên sự phục hồi của cổ phiếu Credit Suisse trong vòng 2 ngày qua và chi phí bảo hiểm trái phiếu của Credit Suisse giảm. Như vậy, đây có thể coi như dấu hiệu cho thấy nỗi lo lắng của nhà đầu tư về tương lai của ngân hàng đã giảm đi đáng kể.

Trong vài ngày qua, phần lớn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán châu Âu lên điểm bởi những nhà đầu tư bớt trở nên căng thẳng. Một chuyên gia quản lý quỹ còn thể hiện quan điểm rằng định giá của nhiều doanh nghiệp đang ở ngưỡng hấp dẫn bởi xét đến biến động rất mạnh trên thị trường toàn cầu tính từ đầu năm đến nay.

“Hiện đang có nhiều cơ hội trên khắp châu Âu. Có những doanh nghiệp mà chúng tôi đã chờ đợi cơ hội mua vào từ rất lâu”, chuyên gia quản lý quỹ tại Lazard International Quality Growth Portfolio – ông Louis Florentin-Lee phân tích.

Nhìn từ góc độ thông tin doanh nghiệp, cổ phiếu các doanh nghiệp bán dẫn được hỗ trợ sau khi doanh nghiệp sản xuất chip lớn Micron thông báo kế hoạch chi tiêu ước tính khoảng 100 tỷ USD trong vòng 2 thập kỷ tới để xây dựng nhà máy mới tại New York. Cổ phiếu Micron tăng 4%. Cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm bán dẫn như Intel, Nvidia và AMD đồng loạt tăng.

Cổ phiếu Twitter tăng 22% sau khi tỷ phú Elon Musk thêm một lần nữa đề nghị mua lại trang mạng xã hội này với giá 44 tỷ USD tức 55,20USD/cổ phiếu. Cổ phiếu Twitter đã bị ngừng giao dịch trước đó sau khi cổ phiếu có quá nhiều biến động do thông tin về đề nghị mua lại của ông Musk

Việc Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) nâng lãi suất thấp hơn kỳ vọng hiện đang vực dậy tinh thần trên phố Wall. Ngân hàng trung ương trên khắp thế giới hiện đang nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên nhiều yếu tố bất ổn về kinh tế và thị trường có thể khiến cho Fed và nhiều ngân hàng khác hãm lại tốc độ nâng lãi suất.

Nhiều người không khỏi lo lắng về khả năng việc nâng lãi suất mạnh tay sẽ có thể dẫn đến suy thoái kinh tế. Khảo sát của KPMG Mỹ với các CEO doanh nghiệp hiện cho thấy họ dự báo về khả năng kinh tế suy thoái trong 12 tháng tới, mức độ suy thoái không hề nhẹ nhàng hoặc diễn ra trong thời gian ngắn.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5

Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Việt Nam-Hoa Kỳ đàm phán Hiệp định Thương mại đối ứng cấp Bộ trưởng

Trung Quốc giảm lãi suất cho vay lần đầu tiên trong 7 tháng

Trung Quốc ngày 20/5 đã cắt giảm 10 điểm cơ bản đối với các lãi suất cho vay chủ chốt, trong bối cảnh đồng NDT mạnh hơn và căng thẳng thương mại dịu bớt tạo điều kiện nới lỏng tiền tệ.

Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump Tín dụng khởi sắc, lãi suất huy động có thể tăng dần về cuối năm

Nhật Bản: Goldman Sachs dẫn đầu khối ngân hàng ngoại sau nhiều biến động

Mặc dù lợi nhuận giảm, chi nhánh Nhật Bản của Goldman Sachs vẫn là ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong số các ngân hàng nước ngoài chốt sổ vào tháng 12/2024.

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm Goldman Sachs hạ dự báo giá dầu do lo ngại tăng trưởng kinh tế Mỹ

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp cho dù tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ bậc tín nhiệm của Mỹ do lo ngại về gánh nặng nợ công lớn.

Chứng khoán Maybank nâng dự báo VN-Index lên 1.500 điểm vào cuối năm Nỗi lo về hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo lùi chứng khoán châu Á