Để giảm chi phí, doanh nghiệp logistics cần tham gia sâu vào các chuỗi giá trị hàng hoá

Trong bối cảnh thị trường khó khăn, chắt chiu từng đơn hàng, các doanh nghiệp quan tâm tới mọi giải pháp tiết giảm chi phí để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.

Khó khăn do thiếu đơn hàng, doanh nghiệp "đòi" giảm chi phí logistics
Khó khăn do thiếu đơn hàng, doanh nghiệp "đòi" giảm chi phí logistics

Trong đợt đại dịch COVID-19, giá cước vận chuyển tăng gấp 5-7 lần so với trước dịch, và lúc này đây khi hoạt động xuất khẩu rất khó khăn doanh nghiệp "ăn đong" từng đơn hàng thì chi phí logistics vẫn đang neo ở mức cao.

Ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (LEFASO), Tổng Giám đốc Ngành túi xách - Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình (TBS Group) cho biết, mặc dù đã qua giai đoạn khó khăn nhất của đại dịch COVID-19, và trong bối cảnh các doanh nghiệp tiếp tục đói đơn hàng đến hết quý 3/2023 thì chi phí logistics vẫn cao, đặc biệt là chi phí cầu cảng khiến cho doanh nghiệp đã khó lại càng thêm khó.

Về phía các doanh nghiệp logistics, ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) cũng cho biết, logistics được ví là ‘xương sống’ cho thương mại quốc tế và trong giai đoạn đại dịch COVID-19 vừa qua ngành đã thể hiện được vai trò huyết mạch đối với nền kinh tế.

Tuy nhiên, cũng như đối với các hiệp hội ngành hàng khác, ngành logistics cũng đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong quý 1/2023 các doanh nghiệp trong ngành đã giảm đáng kể về thu nhập và doanh số. Cụ thể, doanh số của các doanh nghiệp dịch vụ logistic giảm bình quân 15%, và tới nay vẫn chưa thấy được dấu hiệu hồi phục.

Ông Lê Quang Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) cho rằng, để hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu thì dịch vụ logistics có vai trò cực kỳ quan trọng trong chuỗi cung ứng.

1683105953233-7147.png
Quảng cáo

Ông Lê Quang Trung, Phó Chủ tịch VLA, Phó Tổng giám đốc VIMC

Song, để kết nối thương mại hàng hóa qua biên giới được thuận lợi, giảm chi phí logistics, giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay thì sự tham gia của các công ty, các hiệp hội vào chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất nông sản và rau quả là hết sức quan trọng. Do vậy, Hiệp hội VLA đề xuất Bộ Công thương vào 2 vấn đề:

Thứ nhất, để các doanh nghiệp logistics nên tham gia sâu vào các chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu/nông sản, chế biến thực phẩm…. VLA đề xuất phát triển các trung tâm logistics ở các địa phương, qua đó hàng hoá thông quan sẽ được hưởng các ưu đãi liên quan đến thủ tục, phí, lệ phí và thuế…

Mặt khác, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp logistics mở rộng đầu tư kho bãi, phương tiện trang thiết bị… trong đó đề xuất Chính phủ sửa đổi Nghị định 171 và Nghị định 86 về đầu tư tàu biển (hiện đang là điểm nghẽn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt doanh nghiệp nhà nước như Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phát triển đội tàu mang thương hiệu Việt Nam).

Hiện nay hơn 90% hàng hoá container xuất nhập khẩu sang châu Âu và Mỹ đều do hãng tàu nước ngoài chi phối nên lợi nhuận và các chi phí do họ quản lý.

Thứ hai, đối với vấn đề giảm chi phí logistics tại hệ thống cảng trong nước, theo Phó chủ tịch VLA, mặc dù Việt Nam đã có hệ sinh thái cảng biển khá hoàn hảo nhưng do vướng các chính sách về logistics, việc hàng hoá xuất nhập khẩu trung chuyển giữa các cảng vẫn còn rất phức tạp, phát sinh chi phí lớn.

Do vậy, VLA cũng kiến nghị Bộ Công thương với vai trò là nhà quản lý ngành có ý kiến với Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan sớm ban hành qui chế về cảng mở (Open port), trước mắt áp dụng cho hệ thống cảng tại khu vực Cái Mép – Thị Vải để tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá xuất nhập khẩu, hàng quá cảnh lưu thông giữa các cảng mà không phát sinh chi phí, thủ tục xuất nhập khẩu nhiều lần gây mất thời gian cho doanh nghiệp.

“Có cơ chế cảng mở sẽ giải quyết được các hạn chế về cầu bến như hiện nay và tạo thuận lợi cho hàng hóa trung chuyển trong nước phục vụ sản xuất, kéo giảm được chi phí logistic cho hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua khu vực. Được biết, Tổng cục Hải quan đã dự thảo công văn để cho hàng hóa xuất nhập khẩu đi vào một cảng và sang một cảng khác trung chuyển được thuận lợi hơn, nhưng đến nay vẫn chưa đưa vào thực hiện”, Phó chủ tịch VLA nói.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giá dầu phân hóa trước các diễn biến chính trị trái chiều

Giá dầu thế giới biến động trái chiều trong phiên giao dịch 4/2 dưới tác động từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và việc Tổng thống Donald Trump tái áp dụng chiến dịch "gây áp lực tối đa" lên Iran.

Giá dầu Mỹ rơi xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2025 Giá dầu tăng mạnh trước nguy cơ gián đoạn nguồn cung

Giá dầu thu hẹp đà tăng sau khi Mỹ hoãn áp thuế quan đối với Mexico

Giá dầu thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch biến động ngày 3/2, giữa lúc thị trường đang xem xét tác động từ kế hoạch áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với Canada, Mexico và Trung Quốc.

Chờ tin từ Fed, giá dầu thế giới tăng từ mức thấp nhất trong nhiều tuần Giá dầu Mỹ rơi xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2025

Giá dầu tăng mạnh trước nguy cơ gián đoạn nguồn cung

Chiều 3/2, giá dầu tăng mạnh sau khi Tổng thống Mỹ áp đặt thuế quan lên Canada, Mexico và Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung dầu thô từ hai nhà cung cấp lớn nhất cho Mỹ.

Giá dầu thế giới dứt chuỗi bốn tuần tăng liên tiếp Chờ tin từ Fed, giá dầu thế giới tăng từ mức thấp nhất trong nhiều tuần

Sắp diễn ra lễ hội vàng DOJI, bật mí chuỗi hoạt động du xuân tưng bừng trên cả nước

Hòa cùng không khí rộn ràng của các sự kiện văn hóa cổ truyền diễn ra trên cả nước trong dịp Tết Ất Tỵ, Lễ hội Vàng - sự kiện được Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI tổ chức hằng năm mừng ngày Thần Tài (mồng 10 Tết) sắp trở lại, mang đến chuỗi hoạt động du xuân đầy màu sắc và niềm vui dành cho tất cả khách hàng.

Nợ xấu, dự phòng rủi ro và “của để dành” của các nhà băng Việt 3 con giáp dễ "phát tài" khi đầu tư chứng khoán trong năm 2025

Giá xăng tại Nhật Bản tăng lần đầu tiên sau 17 tháng

Giá bán lẻ trung bình của xăng thường tại Nhật Bản đã vượt quá 185 yen (1,18 USD)/lít lần đầu tiên sau 17 tháng, phản ánh việc chính phủ giảm trợ cấp cho các nhà bán buôn xăng dầu.

BoJ: Giá trị tài sản tài chính của các hộ gia đình Nhật Bản sụt giảm TSMC chính thức khởi động nhà máy sản xuất chip đầu tiên tại Nhật Bản