Cổ phiếu ngân hàng nào được khối ngoại gom mạnh nhất từ đầu tháng 12 tới nay?

Một cổ phiếu ngân hàng ghi nhận giá trị mua ròng của khối ngoại hơn 1.000 tỷ đồng từ đầu tháng 12 đến nay.

Trong tuần giao dịch vừa qua (19-23/12/2022), sắc đỏ chiếm chủ đạo ở nhóm ngân hàng khi ghi nhận 20/27 mã giảm giá, chỉ một mã không thay đổi và còn lại 6 mã tăng giá.

Cổ phiếu “bốc hơi” mạnh nhất là KLB của Kienlongbank, giảm tới 17,8% xuống còn 12.500 đồng/cp. Thanh khoản KLB tăng đột biến, với hơn 1,7 triệu cp được giao dịch, giá trị 20 tỷ đồng, gấp 53 lần thanh khoản của tuần trước.

Nhiều mã ngân hàng mất trên 5% trong tuần qua như ABB (-5,9%), MBB (-5,6%), VIB (-5,5%), VAB (-5,4%), TCB (-5,3%).

Ở chiều ngược lại, một số mã diễn biến tích cực như STB tăng 3,1%, OCB tăng 2,9%, SSB tăng 1,8%, EIB tăng 1,6%.

Quảng cáo

Tuần trước (12-16/12), EIB là cổ phiếu tăng mạnh nhất ngành, tăng tới 22,9%, trong đó có nhiều phiên tăng trần hoặc gần tăng trần.

Thanh khoản khớp lệnh toàn ngành tuần qua đạt hơn 13.000 tỷ đồng, tương đương 2.600 tỷ đồng/phiên, giảm so với mức 2.900 tỷ đồng/phiên của tuần trước. STB vẫn là cổ phiếu dẫn đầu với giá trị giao dịch khớp lệnh đạt hơn 2.700 tỷ đồng, tiếp đến là VPB (2.600 tỷ đồng), SHB (1.100 tỷ đồng),…

Ngoài ra, EIB gây chú ý với giao dịch “khủng” ở phương thức thỏa thuận. Hơn 217 triệu cp EIB đã được nhà đầu tư trao tay theo phương thức này trong tuần qua, giá trị tới hơn 6.000 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại có giao dịch đột biến, mua ròng tới hơn 43 triệu cp này phiên 21/12 (giá trị hơn 1.200 tỷ đồng) rồi quay đầu bán ròng tới hơn 101,6 triệu cp (giá trị hơn 2.800 tỷ) trong phiên kế tiếp (22/12). Đây đều là mức bán ròng và mua ròng kỷ lục của khối ngoại tại cổ phiếu EIB trong nhiều năm qua.

Liên quan đến cổ phiếu này, Eximbank dự kiến sẽ tổ chức Đại hội cổ đông bất thường vào ngày 16/1/2023 tại TP.Hồ Chí Minh. Cuộc họp được tổ chức đển bầu bổ sung thành viên HĐQT và một số nội dung thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Ngoài EIB có giao dịch đột biến, khối ngoại cũng giao dịch sôi động ở một số mã ngân hàng như SHB, STB, CTG. Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng hơn 15 triệu cp SHB, 6,4 triệu cp STB, 4,1 triệu cp CTG trong tuần qua. Đây cũng là 3 mã ngân hàng được khối ngoại gom mạnh trong những tuần gần đây.

Từ đầu tháng 12 đến nay, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng hơn 49 triệu cp STB, giá trị hơn 1.000 tỷ đồng. Đối với SHB, khối lượng mua ròng là hơn 27 triệu cp, giá trị gần 300 tỷ. Tương tự, CTG ghi nhận lượng mua ròng hơn 18,5 triệu cp, giá trị hơn 500 tỷ đồng.

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

CEO Bách Hóa Xanh bán cổ phiếu MWG, Dragon Capital rời ghế cổ đông lớn tại PNJ, PVS

Trong vòng 2-3 tháng qua, quỹ ngoại Dragon Capital đã bán ròng hàng triệu cổ phiếu PVS, PNJ, giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới 5% và rút khỏi danh sách cổ đông lớn của các doanh nghiệp này.

Cổ phiếu họ Bamboo Capital kịch trần, tăng 44,4% trong 4 ngày sau giai đoạn lao dốc vì loạt lãnh đạo cấp cao bị khởi tố Chứng khoán Maybank nâng dự báo VN-Index lên 1.500 điểm vào cuối năm

Chứng khoán Maybank nâng dự báo VN-Index lên 1.500 điểm vào cuối năm

Nhóm phân tích Chứng khoán Maybank điều chỉnh tăng 5%-10% dự báo lợi nhuận toàn thị trường và điều chỉnh tăng mục tiêu VN-Index cuối năm lên 1.300 điểm (kịch bản cơ sở), 1.500 điểm (kịch bản tốt nhất).

Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất: Tân binh tạo sóng, một cổ phiếu DN Nhà nước "bốc đầu" gần 60% Giá vàng có tuần giảm sâu nhất trong 6 tháng

Cảnh báo thủ đoạn dụ dỗ tham gia đầu tư tài chính, sàn chứng khoán, tiền ảo

Nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi nhằm thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân được tội phạm tiếp tục sử dụng trong thời gian vừa qua. Trong đó nổi lên thủ đoạn: tội phạm tiếp cận người dân đã tham gia, đăng tin, bài trên các hội nhóm, website mua bán, cho thuê bất động sản sau đó dụ dỗ tham gia đầu tư tài chính, sàn chứng khoán, tiền ảo trên không gian mạng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Giá nông sản xuất khẩu tăng, thủ đoạn lừa đảo mới trong buôn bán quốc tế càng tinh vi Thái Lan thiệt hại hơn 20 triệu USD do lừa đảo trực tuyến Tăng cường phòng ngừa, xử lý lừa đảo công nghệ cao trên không gian mạng

Chứng khoán châu Á hạ nhiệt, thị trường Việt Nam vẫn có phiên tăng điểm thứ 4

Thị trường vẫn duy trì được sắc xanh dù xuất hiện rung lắc trong phiên giao dịch 15/5. Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục mua ròng khá ấn tượng với quy mô đạt trên 900 tỷ đồng, tập trung vào các mã Bluechips.

Thị trường chuẩn bị thế nào trước kháng cự 1.300 điểm? Khối ngoại đổ hơn 2.200 tỷ đồng vào thị trường, VN-Index vượt 1.300 điểm

Khối ngoại đổ hơn 2.200 tỷ đồng vào thị trường, VN-Index vượt 1.300 điểm

Sự xuất hiện của tiền ngoại còn ấn tượng hơn so với phiên giải ngân hôm qua. Trong đó, các mã Ngân hàng đã hưởng lợi tích cực nhờ lực mua tốt của các nhà đầu tư nước ngoài giúp cho VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.

TCB lập đỉnh thời đại, thị trường tăng điểm ngay đầu tuần mới Rổ chỉ số thị trường cận biên lớn nhất của MSCI thêm mới TPBank và Gemadept, loại Petrolimex

Rổ chỉ số thị trường cận biên lớn nhất của MSCI thêm mới TPBank và Gemadept, loại Petrolimex

Tại ngày 30/4, Việt Nam vẫn là quốc gia chiếm tỷ trọng cao nhất trong rổ chỉ số của MSCI Frontier Market Index với tỷ lệ 23,23%. Trong top 10 cổ phiếu chiếm tỷ trọng cao nhất, Việt Nam cũng góp mặt tới 3 đại diện là HPG, VIC và VHM.

MSCI đánh giá cao các giải pháp của UBCK trong thúc đẩy nâng hạng thị trường

Cổ phiếu Bất động sản, Chứng khoán giao dịch hứng khởi ngày Vinpearl chào sàn

Thị trường chứng khoán đã duy trì được sắc xanh và còn ghi nhận động thái mua ròng gần 1.000 tỷ đồng. Hiện VN-Index chỉ còn cách mốc 1.300 điểm chưa đến 7 điểm.

Thị trường chuẩn bị thế nào trước kháng cự 1.300 điểm? Vinpearl tăng kịch biên độ, vốn hóa lọt top 10 doanh nghiệp giá trị nhất sàn chứng khoán