Cổ phiếu GMD có lần đầu tiên vào CLB vốn hóa 1 tỷ USD trên HOSE

Sau 5 tháng tăng điểm liên tục, VN-Index đã có tháng mất điểm đầu tiên với biên độ giảm 5,81%. Dù có sự hao hụt về lượng thành viên trong nhóm vốn hóa tỷ USD, một vài điểm sáng vẫn xuất hiện.

Cổ phiếu GMD có lần đầu tiên vào CLB vốn hóa 1 tỷ USD trên HOSE

VN-Index đã đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tháng 4/2024 với điểm số 1.209,52 điểm, giảm 5,81%. Đây là lần đầu tiên sau 5 tháng tăng điểm liên tiếp chỉ số có một tháng giảm điểm.

Thống kê từ HOSE cho thấy, thanh khoản thị trường cổ phiếu ghi nhận sự sụt giảm với khối lượng giao dịch bình quân đạt hơn 843 triệu cổ phiếu/ngày, với giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 21.374 tỷ đồng/ngày; giảm lần lượt 16,30% về khối lượng và 19,33% về giá trị bình quân so với tháng 03/2024.

Giá trị vốn hóa cổ phiếu trên HOSE đạt hơn 4,92 triệu tỷ đồng, giảm 5,77% so với tháng 03/2024 và hơn 8,07% so với cuối năm 2023, chiếm hơn 94% tổng giá trị vốn hóa cổ phiếu niêm yết toàn thị trường và tương đương 48,17% GDP năm 2023 (GDP theo giá hiện hành).

clbtyusda-1449-584-9372.png

Trong khi đó, số lượng cổ phiếu có vốn hóa trên 1 tỷ USD cuối tháng 4 còn 39 doanh nghiệp. So với tháng 3/2024, nhóm vốn hóa trên 1 tỷ USD đã mất đi 4 thành viên.

Thực tế, theo số liệu thống kê, có 5 mã (POW, VND, REE, KBC, VGC) bị ra khỏi danh sách còn chiều ngược lại cổ phiếu GMD đã có lần đầu tiên gia nhập nhóm. Trong tháng 4, GMD vẫn tăng 5,67% đi ngược thị trường chung. Qua đó, GMD cũng có tháng tăng giá thứ 3 liên tiếp và phá kỷ lục giá thời đại.

Quảng cáo
gmd35-9178-2473-5370.png
Đà tăng của GMD còn tiếp diễn sang đầu tháng 5.

Báo cáo tài chính (BCTC) quý I/2024 mới công bố gần đây cho thấy GMD đã hạch toán lãi từ chuyển nhượng CTCP Cảng Nam Hải hơn 330 tỷ đồng. Qua đó, lợi nhuận sau thuế của GMD đạt hơn 559 tỷ đồng, gấp 2,8 lần cùng kỳ.

Với các cổ phiếu "rơi" khỏi câu lạc bộ (CLB) tỷ USD, có 4/5 mã ghi nhận mức giảm sâu hơn thị trường chung là POW (-7,89%), VND (-10,02%), KBC (-17,02%), VGC (-13,01%). Còn lại trường hợp của REE (-1,89%) dù giảm không đáng kể nhưng vẫn bị ra khỏi danh sách sau 2 tháng góp mặt.

topvonhoa1tyusd-4330-4179-4729.png

Cũng theo thống kê, 39 cổ phiếu còn lại trong danh sách vốn hóa tỷ USD cũng chịu sự thất thoát về vốn hóa. Các mã thiệt hại nhiều nhất là BCM (-19,26%), VRE (-13,15%).

Tuy nhiên, sau khi mất chuỗi 5 tháng tăng điểm, bức tranh không quá tiêu cực khi vẫn có những cổ phiếu mở rộng được quy mô vốn hóa như HVN (+27,78%), LPB (+19,08%), MWG (+7,43%), FPT (+5,75%).

Được biết, HVN đã công bố BCTC quý với doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty mẹ đạt hơn 22.000 tỷ đồng và lãi ròng gần 1.500 tỷ đồng, cải thiện rõ rệt so với cùng kỳ năm trước.

Với cổ phiếu LPB, phiên giao dịch ngày 25/4 ghi nhận mức giá cao nhất thời đại. LPB đang có hàng loạt những động thái chuyển mình như đổi tên thành Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam, tăng vốn gấp 16 lần cho Công ty Chứng khoán LPBS. Ngoài ra, LPB cũng chuẩn bị chào bán 800 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tương ứng tăng thêm 8.000 tỷ đồng vốn điều lệ.

Còn FPT và MWG cũng đều là những ngôi sao sáng trên thị trường khi cùng kịp lấy lại xu hướng tăng các phiên giao dịch trước kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, riêng FPT đã liên tục phá các kỷ lục giá.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Thị trường có phiên tăng điểm không trọn vẹn

Ngân hàng đã khiến thị trường "mừng hụt" sau khi bất ngờ quay đầu về cuối phiên. Thành quả tăng điểm của chỉ số VN-Index gần như đã bị triệt tiêu hết.

Chủ tịch FPTS: Khó đạt kế hoạch 2025 do cạnh tranh khốc liệt Nóng: Hệ thống công nghệ mới dự kiến vận hành từ 5/5, HoSE điều chỉnh ngày hiệu lực của loạt chỉ số quan trọng

Chủ tịch FPTS: Khó đạt kế hoạch 2025 do cạnh tranh khốc liệt

Ngày 1/4, Công ty cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 với kế hoạch kinh doanh thận trọng. Tuy nhiên, lãnh đạo FPTS cho rằng việc hoàn thành mục tiêu trong năm là không dễ do sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành.

Sau đợt phát hành ESOP mới, Chủ tịch FPTS đăng ký bán ra cổ phiếu Cho vay kỷ lục, FPTS chưa có kế hoạch huy động vốn trong năm 2025

Chứng khoán châu Á phục hồi nhẹ dù vẫn còn nỗi lo thuế quan

Chứng khoán châu Á chiều 1/4 phục hồi phần nào những tổn thất nặng nề gần đây, nhưng tâm lý thị trường vẫn ảm đạm khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị công bố các biện pháp thuế quan sâu rộng mới.

Chứng khoán châu Á lao dốc khi cổ phiếu ô tô tiếp tục chịu áp lực từ thuế quan Chứng khoán châu Á chao đảo trước thềm Mỹ áp đặt thuế quan mới

Ngân hàng tạo sức bật cho thị trường, sóng khoáng sản được tái kích hoạt

Thị trường vẫn phải nhờ đến nỗ lực của Ngân hàng và nhóm Vingroup để có được phiên tăng hơn 10 điểm. Trong khi đó, nhóm Khoáng sản sau giai đoạn bị chốt lời sâu đã bất ngờ tăng mạnh.

Chứng khoán HSC rót 2.000 tỷ đồng mua trái phiếu kỳ hạn 8 năm của một ngân hàng lớn Chứng khoán KAFI tăng vốn gấp 5 lần chỉ trong 4 năm

Chứng khoán KAFI tăng vốn gấp 5 lần chỉ trong 4 năm

Với kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 7.500 tỷ đồng trong năm 2025, Chứng khoán KAFI sẽ tăng vốn gấp 5 lần chỉ trong vòng 4 năm trở lại đây. Ngoài ra, Công ty cũng dự kiến sẽ đăng ký giao dịch trên UPCoM vào quý II/2025.

Chứng khoán KAFI bị "tuýt còi" do để khách hàng giao dịch vượt quá sức mua Chứng khoán KAFI sẽ tăng vốn gấp đôi lên 5.000 tỷ đồng đầu tháng 12/2024

Chứng khoán HSC rót 2.000 tỷ đồng mua trái phiếu kỳ hạn 8 năm của một ngân hàng lớn

Hội đồng quản trị (HĐQT) của CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC, mã HCM) vừa thông qua quyết định đầu tư 2.000 tỷ đồng vào trái phiếu tăng vốn cấp 2 do Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (CTG) phát hành.

ĐHĐCĐ bất thường HSC: Thông qua kế hoạch tăng vốn, dự báo lợi nhuận năm 2024 tăng 55% Năm 2024, HSC báo lãi gần 1.300 tỷ đồng, tăng 54%