Cổ phiếu đồng loạt bị bán mạnh, Dow Jones sụt gần 700 điểm

Cổ phiếu của tất cả các nhóm ngành giảm điểm, cổ phiếu của nhóm các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng tiêu dùng giảm đến 3,3%.

Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ không khỏi băn khoăn và bán ra cổ phiếu của toàn bộ các nhóm ngành khi mà kịch bản Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất gần hơn.

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên ngày thứ Ba khi mà lãi suất tăng cao tiếp tục gây ra áp lực lên tâm lý thị trường, ngoài ra thông tin về tình hình bán lẻ Mỹ mới công bố không khỏi khiến nhiều người lo ngại về tâm lý của người tiêu dùng.

Đóng cửa phiên, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones hạ 697,10 điểm tương đương 2,06% xuống 33.129,59 điểm, đây là phiên giảm sâu nhất của chỉ số tính từ ngày 15/12/2022 khi đó chỉ số mất 2,3%.

Chỉ số S&P 500 hạ 2% và đóng cửa ở mốc 3.997,34 điểm và như vậy có ngày giảm điểm tệ hại nhất tính từ ngày 15/12/2022, chỉ số mất 2,5% giá trị.

Cổ phiếu của tất cả các nhóm ngành giảm điểm, cổ phiếu của nhóm các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng tiêu dùng giảm đến 3,3%. Chỉ số Nasdaq hạ 2,5% và chốt phiên ở mức 11.492,3 điểm.

Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 10 năm tăng lên mức 3,9% còn lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 2 năm tăng lên mức 4,7%. Cả hai loại lãi suất này lên ngưỡng cao chưa từng thấy tính từ tháng 11/2022 khi mà nhiều nhà đầu tư đón nhận thông tin lạm phát cao hơn so với kỳ vọng.

Nhiều nhà đầu tư lo ngại lạm phát dai dẳng sẽ khiến cho Fed giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn và vì vậy có thể đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái.

“Tôi nghĩ các thị trường chứng khoán cuối cùng cũng đã chịu ảnh hưởng từ những diễn biến trên thị trường trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ suốt vài tuần qua. Chúng tôi dự báo về khả năng số liệu kinh tế sẽ tốt hơn so với kỳ vọng. Cứ mỗi khi có dữ liệu mới, chúng ta lại chứng kiến lợi suất trái phiếu tăng cao lên”, trưởng bộ phận chiến lược thị trường tại Art Hogan – ông B. Riley Wealth phân tích.

Quảng cáo

Ông Hogan nói thêm rằng một trong những yếu tố quan trọng kéo thị trường giảm điểm chính là dữ liệu mới nhất và thông điệp của Fed không khỏi khiến thị trường cảm thấy thận trọng.

“Giờ đây tôi tin rằng thị trường chứng khoán thực sự tin rằng lãi suất sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn. Nó thực sự là bài toán đuổi bắt”, ông nói.

Cổ phiếu Home Depot là cổ phiếu giảm điểm sâu nhất trong nhóm cổ phiếu thuộc chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones, cổ phiếu mất 7% giá trị sau khi hãng bán lẻ các sản phẩm nhà ở này công bố doanh thu quý 4/2022 cao hơn so với kỳ vọng. Home Depot đồng thời cũng đưa ra triển vọng lợi nhuận không mấy sáng sủa.

Vào ngày thứ Tư, Fed dự kiến sẽ công bố biên bản cuộc họp vào ngày 31/1-1/2/2023, Fed nâng lãi suất 25 điểm cơ bản trong cuộc họp khi đó.

Cơ hội tăng điểm trên thị trường vẫn còn, theo nhận định của KKM Financial.

CEO của KKM Financial, ông Jeff Kilburg, nói rằng nhà đầu tư hiện vẫn lạc quan bất chấp việc thị trường suy giảm.

Ông Kilburg tin rằng diễn biến tăng lợi suất trên thị trường trái phiếu có nguyên nhân trực tiếp từ hiệu ứng độ trễ từ lãi suất cao của Fed chứ không phải chỉ báo về một thị trường bi quan, đồng thời cũng nói thêm rằng lợi suất trái phiếu thời hạn 10 năm mang đến cơ hội mua vào lớn.

Yếu tố thu hút sự chú ý của thị trường chính là khả năng lãi suất được điều chỉnh nâng 50 điểm cơ bản trong cuộc họp vào tháng 3/2023, hai thành viên không bỏ phiếu trong Ủy ban thị trường mở thuộc Fed (FOMC) bao gồm bà Loretta Mester và ông James Bullard đã bình luận rằng việc nâng lãi suất 50 điểm cơ bản trong tháng 3/2022 có thể là cần thiết để ngăn lạm phát.

Trong tuần này, nhà đầu tư sẽ quan sát những thông tin kinh tế quan trọng, đồng thời cũng sẽ dự báo xem Fed sẽ làm gì với chính sách tiền tệ của họ. Số liệu tăng trưởng GDP Mỹ sẽ được công bố vào ngày thứ Năm, chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) được công bố vào ngày thứ Sáu.

Theo Lao Động và Công Đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chứng khoán thế giới đa phần tăng điểm bất chấp số liệu kinh tế trái chiều

Chứng khoán Phố Wall mở cửa giảm mạnh sau khi số liệu chính phủ cho thấy kinh tế Mỹ quý I/2025 suy giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, làm gia tăng lo ngại về nguy cơ suy thoái.

Chứng khoán châu Á khởi đầu tuần thận trọng do bất ổn thương mại Công ty chứng khoán điểm tên nhiều cổ phiếu hấp dẫn, có thể “xuống tiền”

Chính phủ Mỹ xem xét nới lỏng tác động của thuế ô tô

Mỹ sẽ công bố kế hoạch giảm bớt tác động của thuế ô tô vào ngày 29/4 (giờ địa phương), bằng cách miễn một số loại thuế áp lên linh kiện nước ngoài được lắp ráp trong các xe sản xuất nội địa.

Thuế quan sẽ gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô Mỹ Mỹ xem xét miễn thuế ô tô, giá dầu phản ứng tích cực

Tỷ giá và tăng trưởng yếu khiến Hàn Quốc chậm cán mốc GDP 40.000 USD/người

IMF dự báo Hàn Quốc sẽ đạt được mục tiêu GDP bình quân 40.000 USD vào năm 2027 nhưng trong triển vọng được sửa đổi công bố mới đây, IMF đã đẩy lùi thời gian mục tiêu này thêm 2 năm xuống năm 2029.

Chính thức áp thuế chống bán phá giá tôn mạ xuất xứ Trung Quốc, Hàn Quốc Hàn Quốc: Chủ tịch 4 tập đoàn lớn họp khẩn để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ

Temu tính thuế nhập khẩu vào hóa đơn bán hàng ở Mỹ

Nhà bán lẻ trực tuyến Trung Quốc Temu, vốn nổi tiếng với mức giá cực thấp, đang đánh thuế nhập khẩu cao vào khách hàng Mỹ do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump.

Shein-Temu: Cuộc chiến gay gắt nhằm giành giật người dùng Mỹ yêu thích giá rẻ Ứng dụng Temu có thể bị chặn nếu chưa hoàn thành đăng ký trong tháng 11