Chứng khoán Mỹ sụt mạnh trong tháng bởi loạt yếu tố bất lợi

Chứng khoán Mỹ chịu nhiều tác động tiêu cực từ các đợt nâng lãi suất của Fed cũng như nhiều diễn biến vĩ mô bất lợi trên toàn cầu.

Thị trường chứng khoán Mỹ biến động suy giảm mạnh trong phiên cuối cùng của tuần, tháng và quý. Ở mức chốt của tháng 9/2022, chỉ số S&P 500 đóng cửa ở mức đáy mới của năm 2022.

Đóng cửa phiên, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones ở dưới mốc 29.000 điểm lần đầu tiên tính từ tháng 11/2020. Chỉ số sụt 500,10 điểm tương đương 1,71% xuống 28.725,51 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 1,51% giá trị và chốt ngày giao dịch ở 10.575,62 điểm.

Chỉ số S&P 500 hạ 1,51% trong phiên ngày thứ Sáu, đóng cửa ở 3.585,62 điểm. Tính cả tháng, chỉ số S&P 500 hạ sâu nhất tính từ tháng 3/2020.

Phiên ngày thứ Sáu là phiên giao dịch cuối cùng của tháng và quý 3/2022. Tính cả tháng 9/2022, chỉ số Dow Jones mất 8,8%; S&P 500 giảm 9,3% còn chỉ số Nasdaq giảm 10,5%.

“Thực sự bối cảnh hiện tại vô cùng khốc liệt với cổ phiếu và tài sản mang lại thu nhập cố định, chúng ta đã tính toán đến kịch bản này khi mà phân tích về quá trình Fed không ngừng nâng lãi suất cao hơn, thị trường đồng thời cũng bắt đầu tính toán về quan điểm tương tự”, trưởng bộ phận quản lý quỹ tại Horizon Investments – ông Zachary Hill phân tích.

“Trong ngắn hạn, chúng ta nhiều khả năng vẫn phải đối đầu với nhiều biến động thị trường khi mà mùa công bố kết quả kinh doanh dần đến”, ông Hill nói.

Vào ngày thứ Sáu, Fed công bố báo cáo lạm phát, theo đó, lạm phát tại Mỹ vẫn tiếp tục tăng nhanh.

Quảng cáo

Phó chủ tịch Fed Lael Brainard vào ngày thứ Sáu đã nhấn mạnh đến mục tiêu cần phải giảm lạm phát bởi khẳng định rằng Fed cam kết tránh nới lỏng chính sách tiền tệ quá sớm.

Cổ phiếu Nike giảm sâu sau khi công bố doanh thu tăng, tuy nhiên các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng cũng như tồn kho không khỏi gây tổn hại đến lợi nhuận của hãng trong quý đầu tiên. Cổ phiếu Nike sụt mạnh 12,8%.

Tính trong quý 3/2022, chỉ số S&P 500 và Nasdaq khép lại quý giảm điểm đầu tiên từ năm 2009, mức hạ ghi nhận 5,3% và 4,1%. Chỉ số Dow Jones giảm 6,7% trong quý 3/2022 và như vậy có 3 quý suy giảm liên tiếp lần đầu tiên tính từ năm 2015.

Tính cả tuần, cả ba chỉ số đều giảm rất mạnh. Chỉ số S&P 500 hạ 2,9% trong tuần, Dow Jones sụt 2,9% còn Nasdaq mất 2,7%.

Thị trường chứng khoán Hồng Kông - Trung Quốc tiếp tục có thêm những dấu mốc u ám. Khi mà tháng 9/2022 dần kết thúc, chỉ số Hang Seng China Enterprises đã mất hơn 14% giá trị và rơi vào nhóm suy giảm tồi tệ nhất trong các thị trường chứng khoán thế giới tháng này. Hiện tại, chỉ số Hang Seng hiện đang giao dịch quanh ngưỡng thấp nhất tính từ khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Cổ phiếu của các doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết trên sàn Hồng Kông cũng giảm sâu. Cổ phiếu các doanh nghiệp bất động sản và công nghệ giảm mạnh nhất. Cổ phiếu doanh nghiệp bất động sản lớn nhất Trung Quốc Country Garden Holdings đã mất hơn 2/3 giá trị, còn cổ phiếu của doanh nghiệp chuyên dịch vụ truyền video trực tuyến Bilibili giảm khoảng 2/3.

Dù rằng việc thị trường sụt giảm là một phần trong xu thế nói chung khi mà nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới tăng cường nâng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát, cổ phiếu Trung Quốc đặc biệt chịu ảnh hưởng nặng nề do chính sách không COVID-19 của Trung Quốc gây tổn hại đến nền kinh tế nước này, cùng lúc đó, căng thẳng Trung Quốc – Mỹ trở nên tệ hại hơn xung quanh các vấn đề liên quan đến Đài Loan và Nga.

Không giống như Trung Quốc đại lục, thị trường vốn Hồng Kông mở đồng nghĩa rằng nhà đầu tư nước ngoài có thể nhanh chóng rút tiền ra bất kỳ lúc nào họ muốn, chính vì vậy thị trường dễ chịu biến động từ các cú sốc trong bối cảnh tình hình kinh tế vĩ mô có nhiều biến động.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD, sau khi Mỹ và Nhật Bản đồng ý bảo lãnh rủi ro cho một số khoản vay hiện có.

Khẳng định vị thế "Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam" của ADB, HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản

Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda mới đây cho biết, các khoản trợ cấp của chính phủ dành cho đầu tư vào giảm khí thải có thể tạo ra một số sức ép lạm phát trong ngắn hạn.

Đồng yen của Nhật Bản chạm mức thấp nhất trong gần hai tháng Các tập đoàn Nhật Bản đầu tư 3,3 tỷ USD để phát triển xe tự lái sử dụng AI

Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump

Fed được nhận định sẽ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm khi kết thúc cuộc họp vào ngày 7/11, sau khi kết quả bầu cử Tổng thống được công bố, tiếp tục giảm chi phí đi vay do lạm phát hạ nhiệt.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Giới phân tích và đầu tư tiếp tục không chắc chắn về giá vàng khi bầu cử Mỹ và cuộc họp của Fed đến gần

14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Việc Volkswagen lần đầu tiên trong lịch sử phải xem xét đóng cửa nhà máy tại Đức chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong cuộc khủng hoảng toàn ngành kinh tế xe hơi tại Châu Âu.

Giá gạo toàn cầu dự báo giảm trong năm 2025 nhờ nguồn cung dồi dào "Trùm" phân phối ô tô Mercedes báo lãi quý III gấp 11 lần nhờ nhu cầu xe sang tăng mạnh

UAE: Hành trình từ sa mạc khô cằn đến đảo nhân tạo xa hoa nhất thế giới

Mọc lên giữa biển khơi, quần đảo nhân tạo Palm Jumeirah hay tòa tháp khách sạn 7 sao chọc trời Burj Al Arab đã trở thành hình ảnh đại diện cho sự phát triển thần kỳ và rực rỡ của nền kinh tế phi dầu mỏ tại UAE.

Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam Art Residence: Không gian sống “vị nhân sinh” giữa Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City