Chiếm hơn một nửa số vốn đầu tư mạo hiểm rót vào Đông Nam Á, quốc gia này tiếp tục là hệ sinh thái khởi nghiệp sôi động bậc nhất khu vực

Singapore tiếp tục giữ ngôi vương là quốc gia có các công ty khởi nghiệp gọi được vốn đầu tư mạo hiểm nhiều nhất Đông Nam Á.

Ảnh (Dealstreet Asia): Số thương vụ và vốn đầu tư mạo hiểm của 6 quốc gia Đông Nam Á trong 9 tháng đầu năm 2023
Ảnh (Dealstreet Asia): Số thương vụ và vốn đầu tư mạo hiểm của 6 quốc gia Đông Nam Á trong 9 tháng đầu năm 2023

Theo báo cáo về vốn đầu tư mạo hiểm Đông Nam Á trong chín tháng đầu năm 2023 của DealStreetAsia và Enterprise Singapore, các công ty khởi nghiệp (startup) Singapore thu hút được 4,32 tỷ USD, giảm 49% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 63% tổng vốn đầu tư mạo hiểm của khu vực. Số lượng các giao dịch giảm 21% xuống còn 410 trong giai đoạn này, nhưng vẫn chiếm đến 64% tổng số giao dịch ở Đông Nam Á.

Indonesia đứng ở vị trí thứ 2 khi chiếm 17% tổng vốn đầu tư mạo hiểm ở Đông Nam Á với 101 thương vụ trị giá 1,15 tỷ USD. Trong khi đó, Việt Nam chiếm 9% sau khi thu hút được 610 triệu USD qua 41 thương vụ. Thái Lan chiếm 8% với tổng số vốn gọi được là 560 triệu USD qua 25 giao dịch, Philippines là 2% với 25 thương vụ trị giá 110 triệu USD, và Malaysia chỉ chiếm 1% với 41 thương vụ có tổng giá trị 80 triệu USD.

Báo cáo nhận định cả 6 hệ sinh thái khởi nghiệp chính ở Đông Nam Á đều trải qua “mùa đông gọi vốn” do các bất ổn kinh tế vĩ mô, căng thẳng địa chính trị và lãi suất cao.

Dẫu vậy, các lãnh đạo doanh nghiệp tỏ ra vô cùng lạc quan, cho rằng hệ sinh thái khởi nghiệp hàng đầu của khu vực sẽ chứng kiến một đợt tăng trưởng tiếp theo trong 12 tháng tới.

Quảng cáo

Magnus Grimeland, nhà sáng lập kiêm CEO của công ty đầu tư mạo hiểm toàn cầu Antler, nhận định: “Việc vốn đầu tư mạo hiểm vào các startup ở Singapore sụt giảm chỉ là tạm thời do ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô. Vốn đầu tư sẽ lại tiếp tục tăng đáng kể trong vài năm tới.” Bằng chứng là, số thương vụ giao dịch hàng quý tại Singapore trong năm nay đã phục hồi về mức trước đại dịch (2019), báo cáo cho biết.

Đáng chú ý, trong chín tháng đầu năm, các công ty khởi nghiệp nằm ngoài xu hướng suy giảm nguồn vốn thuộc về các lĩnh vực được coi là thiết yếu trong thời kỳ đại dịch, bao gồm công nghệ y tế (healthtech), công nghệ xanh (greentech), công nghệ nông nghiệp agritech) và công nghệ thực phẩm (foodtech).

Cụ thể, số lượng giao dịch trong mảng healthtech đã tăng hơn gấp đôi trong 9 tháng so với cùng kỳ năm ngoái, với tổng giá trị giao dịch tăng lên 292 triệu USD. Trong lĩnh vực công nghệ xanh, bao gồm công nghệ năng lượng tái tạo và quản lý chất thải, số thương vụ đã tăng hơn 300% trong giai đoạn này.

Lượng giao dịch trong lĩnh vực công nghệ nông nghiệp và công nghệ thực phẩm cũng tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái lên 21 giao dịch, huy động được tổng cộng 26 triệu USD.

Về loại giao dịch, báo cáo chỉ ra rằng số thương vụ ở giai đoạn đầu (từ vòng hạt giống đến vòng Series B) là 370 trong giai đoạn 9 tháng đầu năm nay, chiếm đến 95% tổng số giao dịch tại Singapore, và số vốn huy động được từ các vòng đầu là 2,03 tỷ USD, chiếm 53% tổng giá trị gây quỹ.

Báo cáo cũng cho biết trong số 20 startup gọi được vốn nhiều nhất trong 9 tháng đầu năm ở khu vực Đông Nam Á, có đến 11 công ty đến từ Singapore, dẫn đầu là Lazada Group khi gọi được khoảng 1,2 tỷ USD vốn đầu tư từ công ty mẹ Alibaba.

Theo Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Việc Volkswagen lần đầu tiên trong lịch sử phải xem xét đóng cửa nhà máy tại Đức chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong cuộc khủng hoảng toàn ngành kinh tế xe hơi tại Châu Âu.

Giá gạo toàn cầu dự báo giảm trong năm 2025 nhờ nguồn cung dồi dào "Trùm" phân phối ô tô Mercedes báo lãi quý III gấp 11 lần nhờ nhu cầu xe sang tăng mạnh

UAE: Hành trình từ sa mạc khô cằn đến đảo nhân tạo xa hoa nhất thế giới

Mọc lên giữa biển khơi, quần đảo nhân tạo Palm Jumeirah hay tòa tháp khách sạn 7 sao chọc trời Burj Al Arab đã trở thành hình ảnh đại diện cho sự phát triển thần kỳ và rực rỡ của nền kinh tế phi dầu mỏ tại UAE.

Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam Art Residence: Không gian sống “vị nhân sinh” giữa Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City

Doanh nghiệp Australia ngày càng quan tâm đến Đông Nam Á, Việt Nam có thể thành "điểm sáng" hút dòng vốn?

Trong những năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Australia đã có sự thay đổi trong quan điểm và ngày càng hiểu rõ hơn vị thế toàn cầu đang gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đối với tham vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp tại quốc gia này.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 HSBC giữ nguyên dự báo GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% bất chấp siêu bão Yagi gây thiệt hại lớn

Chuỗi cung ứng châu Á hướng sự dịch chuyển về ASEAN mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng châu Á đang trải qua những thay đổi lớn trong cơ cấu, rất nhiều thay đổi đó hướng sự dịch chuyển về ASEAN, Việt Nam đã nổi lên như một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 Chuyên gia HSBC: Cơ hội kinh doanh ở ASEAN và Trung Quốc không phải cuộc chơi phân định thắng thua

Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn tại 6 ngân hàng thương mại lớn

Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát tài chính Nhà nước cho biết Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn cốt lõi cho 6 ngân hàng thương mại lớn để củng cố, nâng cao khả năng vận hành ổn định và phát triển.

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc Thị trường tiêu dùng Trung Quốc sôi động trong Tết Trung thu