Chỉ số giá bán buôn ở Nhật Bản tăng cao kỷ lục vì đồng yen suy yếu

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 12/12, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) thông báo trong tháng 11/2022, chỉ số giá bán buôn (WPI) của nước này một lần nữa tăng cao kỷ lục, chủ yếu do giá năng lượng tăng cao và đồng yen suy yếu.

Cụ thể, WPI của Nhật Bản trong tháng 11 ở mức 118,5, mức cao nhất kể từ khi BOJ bắt đầu tính toán chỉ số này vào năm 1960. Giá bán buôn – giá cả hàng hóa giao dịch giữa các công ty - tăng tới 9,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tháng thứ 21 liên tiếp chỉ số này của Nhật Bản tăng, nhưng là tháng thứ 11 liên tiếp tăng ở mức trên 9%. Tuy nhiên, theo BOJ, tốc độ tăng giá bán buôn đã phần nào chậm lại, theo đó giảm 0,1 điểm phần trăm so với tháng trước đó.

Nguyên nhân chủ yếu khiến WPI tăng là do đồng yen suy yếu so với nhiều đồng tiền chủ chốt khác làm tăng chi phí nhập khẩu nhiều mặt hàng, từ năng lượng, nguyên liệu thô cho tới các mặt hàng thực phẩm. Giá hàng hóa nhập khẩu tăng tới 28,2% so với một năm trước đó, trong khi giá hàng hóa xuất khẩu chỉ tăng 15,1%. Điều này khiến nhiều công ty tăng giá bán lẻ, theo đó chuyển gánh nặng chi phí sang người tiêu dùng, từ đó khiến cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản tăng cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của BOJ trong những tháng gần đây.

Trong số các mặt hàng tăng giá mạnh, giá bán buôn điện, khí đốt và nước tăng tới 49,7%, cao hơn nhiều so với mức tăng 44,1% trong tháng trước đó. Giá sắt thép cũng tăng 20,9%, trong khi giá lương thực tăng 7,2%. Ở chiều ngược lại, tốc độ tăng giá của các sản phẩm dầu mỏ và than đá, vốn tăng mạnh trong những tháng trước đó do ảnh hưởng của chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine, đã chậm lại khi chỉ tăng 0,5% do việc các ngân hàng trung ương lớn thắt chặt tiền tệ đang làm dấy lên quan ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc