Căng thẳng gia tăng ở Trung Đông đẩy giá dầu tăng

Giá dầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch 28/11 sau khi căng thẳng tiếp tục gia tăng ở Trung Đông, khu vực sản xuất dầu lớn nhất thế giới.

201034-iea-ha-du-bao-nhu-cau-dau-mo-the-gioi.jpg
Giàn khoan dầu tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN

Quảng cáo

Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+ đã lùi cuộc họp thường kỳ từ ngày 1/12 sang ngày 5/12 và có khả năng sẽ kéo dài thời hạn cắt giảm sản lượng.

Giá dầu Brent giao kỳ hạn tăng nhẹ 34 xu Mỹ (0,5%) lên 73,17 USD/thùng vào lúc 3 giờ 26 phút (giờ Việt Nam). Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng tăng 16 xu Mỹ (0,2%) lên 68,88 USD/thùng. Giao dịch thưa thớt do kỳ nghỉ lễ Tạ ơn của Mỹ.

Chuyên gia phân tích Rory Johnston tại Commodity Context nhận định rằng khả năng OPEC+ sẽ khó công bố tăng sản lượng tại cuộc họp này. OPEC+ đã cung cấp khoảng một nửa lượng dầu của thế giới, nhưng vẫn duy trì cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá. Nhu cầu toàn cầu yếu đã buộc họ phải hoãn tăng sản lượng.

Nhu cầu nhiên liệu tăng chậm ở những nước tiêu thụ hàng đầu là Trung Quốc và Mỹ đã gây áp lực lên giá dầu trong năm nay.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Mỹ: Giá xăng trung bình năm 2025 có thể chạm “đáy” 5 năm

Theo các dự báo mới nhất từ GasBuddy, giá xăng tại Mỹ sẽ giảm trong năm 2025 và đạt mức trung bình 3,22 USD/gallon (1 gallon = 3,78 lít). Đây là mức giá trung bình năm thấp nhất kể từ năm 2021.

Đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao đẩy giá vàng đi xuống Xuất khẩu dầu của Mỹ sang Trung Quốc giảm gần 50% trong năm 2024

Giá dầu giảm do lo ngại về tăng trưởng nhu cầu năm 2025

Giá dầu tại thị trường châu Á đi xuống trong phiên giao dịch sáng ngày 23/12, do lo ngại về tăng trưởng nhu cầu năm 2025, đặc biệt tại Trung Quốc – nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

Giá dầu thế giới giảm trở lại trước cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Quyết định của Fed kiềm chế đà tăng của giá dầu