Cấm vận khiến Nga thiệt hại 15 năm thành tựu kinh tế

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây liên quan đến chiến dịch quân sự ở Ukraine đang gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Nga.

Theo phân tích của các chuyên gia tại Viện Tài chính Quốc tế (IIF) có trụ sở tại Mỹ, thiệt hại của Moskva tương đương 15 năm thành tựu kinh tế và 30 năm hội nhập với phương Tây.

Tuy nhiên, IIF cảnh báo rằng tác động trên là một "mục tiêu biến động" do có thêm nhiều lệnh trừng phạt đang được bổ sung và Nga có thể trả đũa, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng.

Nhà kinh tế Elina Ribakovatại IIF chia sẻ với các phóng viên rằng Điện Kremlin sẽ chịu thiệt hại nhiều hơn nữa nếu duy trì cuộc chiến ở Ukraine.

Trong báo cáo mới nhất, IIF dự báo nền kinh tế Nga sẽ giảm 15% trong năm nay và thêm 3% nữa vào năm 2023. Điều này đồng nghĩa với việc những thành quả kinh tế mà Nga từng nỗ lực đạt được trong 15 năm có thể bị xóa sạch.

Loạt biện pháp trừng phạt của Mỹ và châu Âu nhắm vào nền tài chính Nga - gồm cắt đứt khả năng thanh toán nợ nước ngoài, đẩy các loại giá cả lên cao, kêu gọi công ty nước ngoài rút khỏi thị trường Nga - đang làm giảm nhu cầu tiêu dùng trong nước, dẫn đến hạ thấp triển vọng kinh tế trong ngắn hạn, trung và dài hạn.

Quảng cáo

Nhóm chuyên gia lưu ý rằng một số hậu quả mạnh nhất của “cuộc chiến tranh kinh tế” trên vẫn chưa hiện rõ. Những cấm vận khắc nghiệt đó đã làm tiêu tan 30 năm đầu tư và kết nối với châu Âu của Nga trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Tháng 3/2022, Nga trở thành quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất thế giới. Moskva phải hứng chịu hơn 5.000 lệnh trừng phạt có mục tiêu khác nhau, nhiều hơn cả Iran, Venezuela, Myanmar và Cuba cộng lại.

Với 1.194 lệnh trừng phạt nhằm vào Moskva, Mỹ là quốc gia đứng đầu về số lệnh trừng phạt, tiếp theo là Canada (908) và Thụy Sĩ (824).

Theo dữ liệu chính thức của Quý I/2022, thu nhập thực tế của người dân Nga giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước. Kỳ vọng của người tiêu dùng cũng đã thay đổi đáng kể kể từ cuối tháng 2 và đầu tháng 3/2022.

Phần lớn (94%) người được hỏi cảm nhận được tác động do gia tăng giá, đặc biệt là đối với các sản phẩm và hàng hóa khác thuộc nhóm tiêu dùng cơ bản: quần áo và giày dép, thuốc men, đồ nội thất và hàng hóa cho trẻ em. Theo đa số (88%), tình hình kinh tế ngày càng trở nên tồi tệ, đặc biệt ảnh hưởng đến những người có thu nhập thấp.

Người Nga cho biết họ đã giảm chi tiêu trong các lĩnh vực sau: ăn uống, du lịch, giải trí, sửa sang nhà cửa và mua sắm nội thất. Họ cũng giảm chi tiêu cho các sở thích cá nhân, rượu, mỹ phẩm và thẩm mĩ. Chi tiêu cho mua sắm trang phục đã giảm 40% và mua hàng tạp hóa giảm 30%.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chuỗi cung ứng châu Á hướng sự dịch chuyển về ASEAN mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng châu Á đang trải qua những thay đổi lớn trong cơ cấu, rất nhiều thay đổi đó hướng sự dịch chuyển về ASEAN, Việt Nam đã nổi lên như một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 Chuyên gia HSBC: Cơ hội kinh doanh ở ASEAN và Trung Quốc không phải cuộc chơi phân định thắng thua

Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn tại 6 ngân hàng thương mại lớn

Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát tài chính Nhà nước cho biết Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn cốt lõi cho 6 ngân hàng thương mại lớn để củng cố, nâng cao khả năng vận hành ổn định và phát triển.

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc Thị trường tiêu dùng Trung Quốc sôi động trong Tết Trung thu

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc

Quyết định của Chính phủ Mỹ về việc tăng thuế đối với xe điện và một số loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích từ chính các ngành công nghiệp nội địa Mỹ.

Nga tăng thuế nhập khẩu hoa và đồ uống có nồng độ cồn trên 9% từ một số nước Nguyên nhân Mỹ trì hoãn tăng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc

Trung Quốc chi tiêu cho các dự án hạ tầng toàn cầu cao gấp 9 lần Mỹ

Giai đoạn 2013-2021, Trung Quốc đã cho vay 679 tỷ USD dành cho các dự án hạ tầng toàn cầu như cao tốc, nhà máy điện và viễn thông, trong khi đó, Mỹ chỉ cung cấp 76 tỷ USD cho các dự án tương tự.

Các công ty tiêu dùng lớn của Mỹ lo ngại về sự suy yếu tại thị trường Trung Quốc Giá tiêu dùng tại Trung Quốc trong tháng 7/2024 tăng nhanh hơn dự kiến

Lạm phát giá nhà tại Mỹ có thể hạ nhiệt trong năm 2025

Theo nghiên cứu được chi nhánh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại San Francisco, lạm phát giá nhà ở tại Mỹ có thể sẽ giảm trong năm 2025, khi khoảng cách giữa cung và cầu nhà ở được thu hẹp.

Giá vàng "nín thở" chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ Sức ép lạm phát suy yếu mở đường cho Fed hạ lãi suất vào tháng tới