Các chuyên gia kinh tế nhận định về khả năng kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ

Thời gian gần đây, một số chuyên trang kinh tế hàng đầu như The Economist, Bloomberg, Wall Street Journal đều có đăng các bài viết ít lạc quan về khả năng kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ thời gian tới.

Tờ Wall Street Journal trích dẫn các phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh của Anh, theo đó lùi dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào 2028 sang 2030 và Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản lùi dự báo đến năm 2033, muộn hơn 4 năm so với dự báo trước đó.

Ít lạc quan hơn, tờ The Economist đăng bài phân tích tổng hợp của nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng “khả năng kinh tế vượt Mỹ có thể sẽ không bao giờ xảy ra”.

Các chuyên gia cũng chỉ ra một số biểu hiện về việc kinh tế Trung Quốc khó vượt qua Mỹ.

Quảng cáo

Theo đó, với dân số gấp 4 lần dân số Mỹ, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người của Trung Quốc chỉ cần đạt 1/4 GDP trên đầu người của Mỹ hiện nay để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, song thực tế, GDP bình quân đầu người của Mỹ hiện nay cao hơn 5 lần so với GDP bình quân đầu người ở Trung Quốc và khoảng cách này khó có thể sớm thu hẹp.

Tăng trưởng Trung Quốc bị kìm hãm bởi chính sách kiểm soát COVID chặt chẽ của chính quyền, GDP 2021 đạt 17,7 triệu USD so với 23 triệu USD của Mỹ.

Suy thoái bất động sản không có dấu hiệu được cải thiện, tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên thành thị Trung Quốc ở mức cao kỷ lục. Các chuyên gia cũng chỉ ra một số nguyên nhân chủ yếu là: Thứ nhất, chính sách Không COVID (Zero COVID) của Chính phủ Trung Quốc.

Thứ hai là các doanh nghiệp quốc doanh đóng vai trò đầu tàu cho tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc về giáo dục, công nghệ chịu ảnh hưởng nặng bởi các quy định khắt khe của Chính phủ Trung Quốc và tác động của cuộc cạnh tranh chiến lược với Mỹ.

Thứ ba, về dài hạn, thị trường lao động Trung Quốc giảm sút, có thể giảm 15% trong 15 năm tới do dân số già sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

UAE: Hành trình từ sa mạc khô cằn đến đảo nhân tạo xa hoa nhất thế giới

Mọc lên giữa biển khơi, quần đảo nhân tạo Palm Jumeirah hay tòa tháp khách sạn 7 sao chọc trời Burj Al Arab đã trở thành hình ảnh đại diện cho sự phát triển thần kỳ và rực rỡ của nền kinh tế phi dầu mỏ tại UAE.

Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam Art Residence: Không gian sống “vị nhân sinh” giữa Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City

Doanh nghiệp Australia ngày càng quan tâm đến Đông Nam Á, Việt Nam có thể thành "điểm sáng" hút dòng vốn?

Trong những năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Australia đã có sự thay đổi trong quan điểm và ngày càng hiểu rõ hơn vị thế toàn cầu đang gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đối với tham vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp tại quốc gia này.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 HSBC giữ nguyên dự báo GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% bất chấp siêu bão Yagi gây thiệt hại lớn

Chuỗi cung ứng châu Á hướng sự dịch chuyển về ASEAN mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng châu Á đang trải qua những thay đổi lớn trong cơ cấu, rất nhiều thay đổi đó hướng sự dịch chuyển về ASEAN, Việt Nam đã nổi lên như một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 Chuyên gia HSBC: Cơ hội kinh doanh ở ASEAN và Trung Quốc không phải cuộc chơi phân định thắng thua

Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn tại 6 ngân hàng thương mại lớn

Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát tài chính Nhà nước cho biết Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn cốt lõi cho 6 ngân hàng thương mại lớn để củng cố, nâng cao khả năng vận hành ổn định và phát triển.

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc Thị trường tiêu dùng Trung Quốc sôi động trong Tết Trung thu