Ảnh hưởng từ xu hướng giảm giá của đồng yen Nhật Bản

Xu hướng giảm giá của đồng yen vẫn chưa dừng lại khi Mỹ liên tục nâng lãi suất trong khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vẫn duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng.

Theo báo Asahi của Nhật Bản, xu hướng giảm giá của đồng yen vẫn chưa dừng lại khi Mỹ liên tục nâng lãi suất trong khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vẫn duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng.

Ngày 6/9, tỷ giá đồng yen đã rơi xuống mức kỷ lục trong vòng 24 năm qua là 142 yen đổi 1 USD. Đến sáng ngày 7/9, đồng nội tệ "xứ hoa anh đào" tiếp tục giảm xuống mức 143,65 yen đổi lấy 1 USD.

Các chuyên gia đã lên tiếng quan ngại về sự sụt giảm của kinh tế Nhật Bản khi đồng yen không chỉ giảm giá so với USD mà còn giảm giá đối với đồng tiền của các nước đang phát triển, thậm chí cả đồng ruble của Nga vốn đang là "nạn nhân" của các biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh mẽ từ Mỹ và châu Âu.

Nguyên nhân khiến đồng yen sụt giá xuống mức thấp kỷ lục đó là sự chênh lệch lãi suất khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã liên tục tăng lãi suất thời gian qua. Vào thời điểm cuối tháng 8/2022, quan chức của Fed đã liên tục thể hiện quan điểm sẽ ưu tiên nâng lãi suất để đối phó với lạm phát trong thời gian tới.

Điều này làm gia tăng quan điểm rằng khoảng cách về lãi suất giữa ở hai nền kinh tế sẽ được nới rộng, bởi BoJ vẫn đang thể hiện quan điểm tiếp tục áp mức lãi suất thấp để thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ. Xu hướng bán yen và mua vào USD đã gia tăng và đến ngày 1/9, tỷ giá đồng yen đã giảm xuống mức 140 yen đổi 1 USD.

Chuyên gia Ueno Tsuoshi của Trung tâm nghiên cứu cơ bản Nissei, cho rằng tùy thuộc vào xu hướng vật giá tại Mỹ và chính sách tài chính của Mỹ và Nhật Bản, đồng yen có khả năng sẽ giảm xuống mức 145 yen đổi lấy 1 USD.

Điểm đáng chú ý được các chuyên gia chỉ ra trong xu hướng giảm giá của đồng yen hiện nay đó là tỷ giá của đồng yen đối với các ngoại tệ khác ngoài đồng USD.

Quảng cáo

Tính từ đầu năm 2022 đến ngày 5/9, tỷ lệ giảm giá tiền tệ của các quốc gia trên thế giới so với đồng USD là euro (14%), bảng Anh (17%), nhân dân tệ (10%), trong khi đồng yen của Nhật Bản giảm tới 22%, mức giảm cao nhất trong số các nước phát triển.

Không chỉ giảm giá so với đồng USD, đồng yen còn giảm giá so với đồng tiền của các quốc gia đang phát triển như đồng baht Thái Lan (10%), rupee của Ấn Độ (14%), real của Brazil (32%), ruble của Nga (50%).

Có thể thấy, đồng yen đang chịu ảnh hưởng khi các quốc gia Âu–Mỹ quyết tâm tiếp tục thắt chặt tiền tệ để kiểm soát tình trạng lạm phát tăng cao, BoJ tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ và đồng tiền của các quốc gia sở hữu nhiều tài nguyên như Nga, Brazil được hưởng lợi khi giá cả tài nguyên tăng cao do ảnh hưởng từ cuộc xung đột Ukraine.

Xét về dài hạn, sự suy giảm sức cạnh tranh của đồng yen là hiện hữu. Công ty The Totan Research đã tập hợp dữ liệu của các ngân hàng thanh toán quốc tế và đã đưa ra thông tin rằng tỷ lệ biến động tỷ giá hối đoái thực tế thể hiện sức mua đồng tiền của 60 quốc gia và khu vực trên thế giới trong vòng 20 năm qua đã ghi nhận sự gia tăng của đồng nhân dân tệ, USD…

Tuy nhiên, giá trị đồng tiền của 27 quốc gia, khu vực, trong đó có đồng yen, đã sụt giảm. Tỷ lệ giảm giá của đồng yen có thời điểm lên đến 46,3%, cao hơn nhiều so với đồng peso của Argentina và đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ - các quốc gia rơi vào tình trạng rối loạn kinh tế.

Chuyên gia Kumano Hideo thuộc Trung tâm nghiên cứu kinh tế Dai-ichi-life cho rằng: "Kể từ nửa đầu những năm 2000, Nhật Bản nằm trong nhóm các quốc gia sở hữu đồng tiền có giá trị cao như Thụy Sỹ.

Tuy nhiên, kể từ khi bắt đầu thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ quy mô lớn năm 2013, đồng yen đã bước vào chặng đường giảm giá. Mặc dù đồng tiền giảm giá nhưng sức cạnh tranh công nghiệp đã không được nâng cao và sức mua của người dân cũng giảm xuống".

Ông Izuru Kato thuộc công ty The Totan Research Co., Ltd., người đã phân tích chính sách tiền tệ của BoJ trong nhiều năm, đã cảnh báo rằng việc mất giá quá nhiều có thể sẽ biến đồng yen thành "đồng tiền rác".

Ông cũng cho rằng lợi ích của việc đồng yen yếu sẽ chỉ được ghi nhận ở một số ngành nhất định, người tiêu dùng sẽ là đối tượng chịu thiệt và cuộc sống của người dân đang trở nên khó khăn hơn.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ngày 21/2 cho biết kế hoạch áp thuế 10% đối với dầu nhập khẩu của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD mỗi năm.

Goldman Sachs: Các thương vụ "khủng" sẽ tăng tốc trong năm tới Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI

Theo khảo sát đầu tư trực tiếp mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã tăng trở lại trong năm 2023 sau khi giảm vào năm trước đó. FDI đã tăng 1,75 nghìn tỷ USD, hay 4,4%, đạt mức kỷ lục 41 nghìn tỷ USD.

Việt Nam thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng Việt Nam thu hút hơn 4,3 tỷ USD vốn FDI trong tháng đầu năm 2025

BoJ sắp hoàn tất đợt bán cổ phiếu ngân hàng

Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sắp hoàn tất việc bán số cổ phiếu trị giá hàng triệu USD mà họ mua từ các ngân hàng gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng tài chính cách đây hai thập kỷ.

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản BoJ: Giá trị tài sản tài chính của các hộ gia đình Nhật Bản sụt giảm