WTO cảnh báo về thương mại suy giảm, suy thoái kinh tế toàn cầu

WTO cho rằng việc nhu cầu hàng hóa toàn cầu giảm trong nhiều tháng gần đây đã dẫn đến hoạt động thương mại toàn cầu đi xuống, khả năng suy thoái kinh tế hoàn toàn có thể xảy ra.

Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu được dự báo tăng trưởng chỉ 1% trong năm 2023, theo tính toán của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Mức tăng trưởng này thấp hơn so với dự báo tăng trưởng 3,4% trước đây.

Thương mại hàng hóa toàn cầu được dự báo sẽ giảm tốc đáng kể trong năm sau dưới sức ép của giá năng lượng cao, lãi suất tăng và các yếu tố gián đoạn liên quan đến căng thẳng địa chính trị. Tất cả những yếu tố trên đẩy cao rủi ro của một đợt suy thoái kinh tế toàn cầu sắp tới, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.

WTO đồng thời hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 xuống còn 2,3% từ tính toán 3,3% trước đó, đồng thời cảnh báo về khả năng kinh tế đi xuống hơn nữa nếu nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới nâng lãi suất rất nhanh trong nỗ lực kiềm chế lạm phát cao.

“Kinh tế toàn cầu đang đương đầu với cuộc khủng hoảng kéo dài. Bức tranh của năm 2023 đã xấu đi đáng kể”, tổng giám đốc WTO – ông Ngozi Okonjo-Iweala phân tích.

Tình hình thương mại Mỹ tháng 8/2022 phản ánh cho sự đi xuống của thương mại toàn cầu nói chung. Giá trị xuất khẩu hàng hóa tháng 8/2022 giảm 0,3% so với tháng liền trước và như vậy ghi nhận tháng giảm đầu tiên tính từ tháng 1/2022, theo Bộ Thương mại Mỹ công bố vào ngày thứ Tư. Nhập khẩu hàng hóa giảm 1,5% so với cùng kỳ năm trước.

f6db3f2ae61fb999183421c853c5b55c-4266.jpg Chỉ số đơn hàng xuất khẩu mới toàn cầu đang giảm sâu

Khi tính toán cả hàng hóa và dịch vụ ví như du lịch, giáo dục và y tế, tổng xuất khẩu của Mỹ trong tháng 8/2022 giảm 0,3% so với tháng 7/2022 trong khi đó nhập khẩu giảm 1,1%. Bởi nhập khẩu giảm nhiều hơn xuất khẩu, thâm hụt thương mại giảm 4,3% trong tháng trước. Đồng USD mạnh giúp cho hàng hóa nhập khẩu trở nên rẻ hơn đối với người tiêu dùng Mỹ, cùng lúc đó khiến cho các sản phẩm của Mỹ trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua sở hữu các loại tiền tệ khác.

Quảng cáo

Trong năm nay, nhiều doanh nghiệp Mỹ đã hưởng lợi từ giá dầu cao và việc Mỹ tăng cường xuất khẩu dầu và khí đốt, nguyên nhân trực tiếp do các yếu tố gián đoạn thương mại có liên quan đến căng thẳng Nga – Ukraine.

Tình hình này đã thay đổi đáng kể trong tháng 8/2022 khi mà nhu cầu hạ nhiệt và giá cả giảm so với những mức đỉnh được thiết lập trong mùa hè. Xuất khẩu khí đốt của Mỹ tăng nhưng giá dầu giảm, nhập khẩu dầu tăng.

Vào ngày thứ Tư, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và liên minh đã đồng ý giảm sản lượng ước tính khoảng 2 triệu thùng dầu/ngày, động thái này nhiều khả năng sẽ tăng cao áp lực lên giá năng lượng. Giá dầu tăng ngay sau thông báo trên, giá dầu Brent trên thị trường quốc tế tăng hơn 2% lên 93,90USD/thùng trên thị trường Mỹ.

Giá xăng trung bình tại Mỹ ước tính 3,83USD/gallon trong phiên ngày thứ Tư, theo tính toán của OPIS – doanh nghiệp dữ liệu năng lượng thuộc Dow Jones & Co. Mức giá này hiện đã giảm đáng kể so với mức 5USD/gallon vào đầu tháng 6/2022, tuy nhiên cao hơn 60 cent/gallon so với mức giá của cùng kỳ năm trước.

Quyết định của OPEC+ liên quan đến sản lượng dầu có thể làm tổn hại nỗ lực của nhóm nước công nghiệp phát triển G7 trong việc hạn chế giá dầu Nga tăng cao, đây là một phần trong căng thẳng của phương Tây với Moscow.

Sự chững lại về thương mại sẽ có thể hạ nhiệt giá cả, cải thiện nguồn cung và giảm chi phí vận tải.

Còn theo tính toán của Fed tại New York, chỉ số áp lực chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu đã giảm trong nhiều tháng, từ tháng 4 đến tháng 8/2022.

Chi phí vận tải đã giảm nhanh trong nhiều tháng gần đây, một yếu tố quan trọng chính là sư suy giảm của nhu cầu hàng hóa toàn cầu”, chuyên gia kinh tế tại Oxford Economics – ông Kiki Sondh, nhấn mạnh.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Mỹ áp thuế đối ứng lên hàng trăm nền kinh tế, thị trường hàng hoá biến động mạnh

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới ghi nhận nhiều diễn biến đáng chú ý trong phiên giao dịch ngày hôm qua (2/4). Đóng cửa, lực mua áp đảo đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng mạnh 2%, vượt mốc 2.330 điểm - mứ

Nóng: Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố thuế đối ứng với một loạt nền kinh tế Chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ sau tuyên bố áp thuế của Tổng thống Trump

Một loạt quan chức Mỹ đề xuất áp thuế 500% với các quốc gia mua dầu và khí đốt của Nga

50 Thượng nghị sĩ Mỹ đã chuẩn bị một kế hoạch áp thuế 500% đối với hàng hoá nhập khẩu từ các quốc gia mua dầu, khí đốt và uranium của Nga, nếu Moscow từ chối tham gia đàm phán một cách thiện chí để đạt được hoà bình lâu dài với Ukraine.

Mỹ áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4 Ông Trump áp thuế 25% với toàn bộ xe hơi nhập khẩu vào Mỹ, Elon Musk là người hưởng lợi nhiều nhất?

Mỹ khẳng định thuế đối ứng áp dụng với tất cả các quốc gia

Ngày 30/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết thuế đối ứng mà ông công bố trong tuần này sẽ được áp dụng đối với "tất cả các quốc gia", không phải chỉ liên quan một nhóm nhỏ từ 10-15 nước.

Mỹ áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4 Chứng khoán châu Á biến động trái chiều sau khi Mỹ công bố áp thuế

Fed vẫn thận trọng điều hành lãi suất trong bối cảnh thuế quan mới

Trong bối cảnh các thông báo thuế quan mới dự kiến được đưa ra vào tuần tới, các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vẫn giữ lập trường thận trọng về lãi suất.

Giá vàng tiếp tục "thăng hoa" nhờ tín hiệu hạ lãi suất từ Fed Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều sau tín hiệu từ Fed

Chi tiêu công của Mỹ có thể giảm 1.000 tỷ USD

Theo người phụ trách Bộ Hiệu quả Chính phủ Elon Musk, mục tiêu giảm 1.000 tỷ USD ngân sách liên bang có thể đạt được mà không ảnh hưởng đến chất lượng các dịch vụ công.

Chủ tịch Bắc Ninh chỉ đạo gỡ vướng cho dự án khu đô thị 27.000 tỷ của Phú Mỹ Hưng Chứng khoán châu Á biến động trái chiều sau khi Mỹ công bố áp thuế