VN-Index có phiên giảm nhiều nhất trong 4 tuần trở lại

Không xuất hiện lực đỡ giai đoạn cuối phiên, VN-Index đã không tránh được phiên giảm hơn 10 điểm. Trong vòng 4 tuần trở lại đây, đây là mức giảm điểm lớn nhất của chỉ số.

VN-Index có phiên giảm nhiều nhất trong 4 tuần trở lại

Định vị thị trường

Chứng khoán châu Á đã không còn trạng thái giảm đồng loạt như phiên hôm qua. Các chỉ số TWSE (+1,48%), SHCMP (+0,02%) tăng điểm trái chiều với KOSPI (-0,03%), NIKKEI 225 (-0,85%), SET (-0,57%). Hiện nhà đầu tư đang chờ đợi biên bản cuộc họp FOMC sẽ được công bố trong ngày thứ Tư.

VN-Index tiếp tục có đợt hạ nhiệt mới với phiên giảm thứ 2. So với phiên rung lắc ngày thứ Ba, điểm khác biệt là chỉ số đã không xuất hiện nỗ lực kéo điểm cuối phiên.

Chất xúc tác

Dù có đợt chững lại trong đà tăng, thị trường đang cho thấy sự sôi động trong trong giao dịch. Khớp lệnh của HOSE đã có phiên thứ 6 liên tiếp cao hơn mức bình quân 20 phiên và đồng thời cũng là phiên có mức khớp lệnh cao nhất trong vòng 1 tháng trở lại đây.

Đóng góp chính vào sự sôi động của thị trường vẫn là nhà đầu tư trong nước với tỷ trọng giao dịch 2 chiều đạt 93,5%. Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài cũng tỏ ra lép vế hơn với tỷ trọng 6,5%. Mức đóng góp thường được ghi nhận của khối ngoại vẫn dao động quanh mức 8%.

Theo ghi nhận, khối ngoại tiếp tục bán ròng với quy mô khá lớn trên HOSE, tập trung vào các mã VHM (-126 tỷ đồng), VIC (-113 tỷ đồng), HPG (-92,15 tỷ đồng). Tổng cộng họ rút ra 852 tỷ đồng trên HOSE.

3ex-2024-05-22-7139.png

Ngoài ra, khối ngoại cũng có giao dịch bán ròng 85 triệu cổ phiếu ABB trên UPCoM, tương đương 882 tỷ đồng. Lượng cổ phiếu đột biến này được khối ngoại bán chủ yếu qua giao dịch thỏa thuận, tương đương hơn 8% lượng cổ phiếu ABB đang lưu hành.

Quảng cáo

Đáng chú ý hơn, trong phiên hôm qua (21/5), cổ phiếu ABB đã tăng đột biến gần 12% cùng với khối lượng giao dịch cao kỷ lục.

Vận động thị trường

Động lực dẫn dắt chỉ số chưa xuất hiện trở lại nên VN-Index chỉ duy trì được sắc xanh cho đến gần cuối phiên sáng. Sang đến phiên chiều, áp lực kéo xuống từ các cổ phiếu lớn được đẩy cao hơn khiến cho VN-Index thêm lùi sâu. Chỉ số đã đóng cửa ở ngay sát mức thấp trong phiên ngày hôm qua, giảm 10,23 điểm xuống 1.266,91 điểm (-0,8%).

Gần như đã không có nỗ lực nào xuất hiện trong 30 phút cuối cùng của phiên khớp lệnh liên tục. Nhóm VN30 chứng kiến 24/30 mã giảm trong đó có sự tham gia của các mã Ngân hàng cũng như MSN (-2,5%), VIC (-2%), VJC (-3%), BCM (-1,9%), HPG (-1,7%). Ở chiều ngược lại, các mã tăng giá như FPT (+1,5%), MWG (+0,8%), PLX (+0,5%), VHM (+0,4%), POW (+0,4%) đều không có biên độ đủ lớn.

Đi sâu hơn vào nhóm Ngân hàng, thực tế vẫn có điểm nhấn của LPB (+2%) với trạng thái neo sát kỷ lục thời đại nhưng chỉ mình cổ phiếu này là chưa đủ sức tạo ra sự hứng khởi cho các mã còn lại. Nhiều mã CTG (-1,9%), VIB (-1,8%), MBB (-1,7%), SHB (-1,7%), HDB (-1,4%), STB (-1,1%), TPB (-1,1%), TCB (-1,7%), VPB (-2,7%) vẫn giảm trên 1%.

Trong đó, VPB lại giảm giá mạnh trong ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức tiền mặt 10%. Còn TCB giảm tiếp sau khi đã cũng chốt quyền nhận cổ tức tiền mặt 15% trong ngày hôm qua.

Thị trường dù không được hậu thuẫn từ các cổ phiếu lớn nhưng không có hiện tượng bán tháo xảy ra. Thay vào đó, sự phân hóa vẫn tiếp diễn.

Một số cổ phiếu Bất động sản, Chứng khoán, Dệt may như PDR (+3,92%), DIG (+1,38%), HDG (+2,17%), HDC (+6,84%), NLG (+2,27%), HCM (+2,69%), FTS (+1,08%), AGR (+1,97%), TCM (+2,94%) vẫn đi ngược lại chỉ số. Nếu nhà đầu tư không ngần ngại do áp lực giảm cuối phiên, các mã này thậm chí có thể còn đóng cửa ở mức giá tốt hơn.

Chiều ngược lại, các cổ phiếu thuộc nhóm Thủy sản, Cảng biển, Khu Công nghiệp, Nông nghiệp: VHC (-2,06%), GMD (-1,52%), VSC (-1,58%), HAH (-2,27%), SZC (-2,65%), DBC (-2%), HAG (-4,7%) cùng giảm khá mạnh do gặp phải áp lực chốt lời.

Nhìn chung, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy với sự luân chuyển từ các cổ phiếu tăng mạnh sang các cổ phiếu đi chậm hơn. Dòng tiền chưa có dấu hiệu rút khỏi thị trường nên tổng giá trị giao dịch của HOSE đã tăng lên 28.049 tỷ đồng, tương đương 1.139 triệu đơn vị.

Trên HNX và UPCoM, vẫn có những cổ phiếu tăng giá tốt như IDC (+2,1%), HUT (+4,6%), PVC (+3,1%), BVS (+1,4%), BSR (+9,1%), VGI (+6,1%), OIL (+8,2%), LTG (+6%). Nhờ đó, 2 chỉ số đều đóng cửa trong sắc xanh, HNX-Index tăng 0,76% còn UPCoM-Index tăng 0,27%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 5.500 tỷ đồng.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Xu hướng thị trường giai đoạn trước và sau nghỉ lễ

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa có 3 phiên hồi phục sau khi ghi nhận thêm biến động mạnh. Dù vậy, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đang tới gần, các chuyên gia đưa ra những dự báo về xu hướng thị trường.

Thị trường có 3/5 phiên hồi phục Ông Nguyễn Đức Tài khẳng định không rút lui đột ngột khỏi HĐQT, MWG vẫn tăng trưởng dù thị trường đi ngang

Tiếp tục hồi phục nhưng thị trường đã có sự phân hóa

Phiên hồi phục thứ 2 cũng với biên độ hơn 1% tiếp tục được ghi nhận. Dù đã xuất hiện thông tin chính thức về KRX nhưng các cổ phiếu đã tăng không đồng đều trên thị trường, thay vào đó là hiện tượng phân hóa trong vận động.

Kịch tính kiểm định đáy 2, thị trường đã có lúc giảm 70 điểm Sau phiên "rút chân", thị trường tiếp tục hồi phục

Lợi nhuận quý I/2025 tăng đột biến nhờ tự doanh, Chứng khoán CTS chia cổ tức 43% bằng cổ phiếu

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 của CTCP Chứng khoán Công thương (CTS), ban lãnh đạo công ty cho biết, chiến lược tự doanh chủ động đã giúp lợi nhuận đột biến trong quý I/2025. Công ty dự kiến trả cổ tức năm 2024 với tỷ lệ 43% bằng cổ phiếu.

Chứng khoán SHS dừng phát hành cổ phiếu tỷ lệ 1:1, ước lãi 325 tỷ đồng trong quý I/2025 Chứng khoán MBS mở rộng dư nợ thêm hơn 1.000 tỷ đồng