Tiêu Việt Nam xuất sang Trung Quốc tăng đột biến sau mở cửa

Ngay sau khi mở cửa, Trung Quốc đã tăng cường nhập khẩu trở lại hạt tiêu Việt Nam và trở thành thị trường xuất khẩu chính. Với lượng mua đạt 15.710 tấn trong tháng 3, chiếm 43,74% tổng lượng xuất khẩu trong tháng, đưa nước này lên vị trí nhà nhập khẩu số

Tháng 3/2023, Trung Quốc vẫn là bên mua hạt tiêu lớn nhất và đạt 15.710 tấn, tăng 85,2% so với tháng trước đó.
Tháng 3/2023, Trung Quốc vẫn là bên mua hạt tiêu lớn nhất và đạt 15.710 tấn, tăng 85,2% so với tháng trước đó.

Xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc thiết lập kỷ lục mới

Thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), tính trung từ đầu năm đến hết tháng 3/2023, Việt Nam xuất khẩu được 76.727 tấn tiêu các loại, trị giá 235,9 triệu USD; trong đó, tiêu đen đạt 70.222 tấn, trị giá 205,4 triệu USD; tiêu trắng đạt 6.505 tấn, đạt 30,5 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2022, xuất khẩu hạt tiêu tăng 40,5%, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu giảm 7,3% tương đương giảm 18,5 triệu USD.

Thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm vẫn là Trung Quốc, đạt gần 26 ngàn tấn, tăng 12,12 lần so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 33,78% tổng lượng tiêu xuất khẩu của cả nước.

Đáng chú ý, ngay sau khi mở cửa trở lại, Trung Quốc đã tăng cường nhập khẩu hạt tiêu Việt Nam và vươn lên trở thành thị trường xuất khẩu chính trong tháng 2/2023, đạt 4.712 tấn, tăng 219,5% so với tháng 1/2023, chiếm 16,7% thị phần. Tuy nhiên, phần lớn sản phẩm tiêu của Việt Nam xuất sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch.

Sang tháng 3/2023, Trung Quốc vẫn là bên mua hạt tiêu lớn nhất, đạt 15.710 tấn, tăng 85,2% so với tháng trước đó, chiếm 43,74% tổng lượng xuất khẩu của cả nước.

“Đây cũng là lượng hạt tiêu xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay trong 1 tháng, phá vỡ kỷ lục xuất khẩu cao nhất của tháng 4 năm 2020 đạt 11.953 tấn”, đại diện VPA nói.

Được biết, trong tháng 3, ngoài Trung Quốc, xuất khẩu hạt tiêu sang các thị trường truyền thống như: Hoa Kỳ, Đức, Hà Lan, Ấn Độ, Ai Cập, Pháp, Nga, Canada, Tây Ban Nha cũng ghi nhận sự tăng trưởng. Duy chỉ có một số nước Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh giảm so với tháng 2/2023.

Trao đổi với chúng tôi về yếu tố khiến xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Trung Quốc tăng đột biến, bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch VPA cho rằng, lượng tiêu xuất khẩu sang Trung Quốc trong ba tháng đầu năm nay tăng đến 12,12 lần, có thể hiểu là thị trường này đang mua bù cho lượng thiếu hụt sau 3 năm đóng cửa vì đại dịch COVID-19.

Quảng cáo

Tuy nhiên, không chỉ thị trường Trung Quốc tăng mua mà xuất khẩu hạt tiêu sang một số thị trường như: Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Senegal ... cũng ghi nhận mức tăng trưởng ba con số. Điều này cho thấy, thị trường hạt tiêu toàn cầu đang có xu hướng phục hồi do nhu cầu của các nhà nhập khẩu tăng lên và Việt Nam cũng vừa kết thúc vụ thu hoạch, lượng tiêu hàng hóa dồi dào nên hoạt động xuất khẩu trong nước diễn ra sôi động hơn trong tháng 3.

Tuy nhiên, vụ thu hoạch tiêu vừa qua của Việt Nam có sự sụt giảm về sản lượng vì diện tích giảm và do diễn biến thời tiết không thuận lợi, khiến năng suất ở một số vùng đạt thấp. Do đó, dự báo, từ tháng 6 đến cuối năm, có khả năng khách hàng sẽ tìm đến các nước sản xuất như Brazil và Indonesia để mua, vì đây là thời điểm thu hoạch hạt tiêu của hai nước này.

Brazil là thị trường cung cấp hạt tiêu lớn nhất cho Việt Nam

Việt Nam không chỉ biết đến là nhà xuất khẩu hạt tiêu số 1 trên toàn cầu mà còn là nhà nhập khẩu hạt tiêu lớn. Trong 3 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã mua vào 7.814 tấn hạt tiêu các loại, so với cùng kỳ năm trước giảm 9,1%.

Các nhà mua lớn là Olam, Trân Châu và Nedspice, đạt 5.625 tấn, chiếm 72% tổng lượng tiêu nhập khẩu của cả nước.

Brazil là quốc gia cung cấp chủ yếu hạt tiêu cho Việt Nam chiếm 66,7%, tương đương 5.213 tấn, so cùng kỳ tăng 57%. Trong khi đó, nhập khẩu từ Cambodia và Indonesia đều giảm lần lượt 57% và 38,9%.

Theo tìm hiểu, không phải bây giờ mà trong hơn 10 năm trở lại đây, Việt Nam đã trở thành trung tâm sản xuất hồ tiêu của thế giới với các nhà máy hiện đại bậc nhất.

Hàng năm, một lượng tiêu từ Brazil, Campuchia, Indonesia… được đưa về Việt Nam để chế biến và tái xuất khẩu, phục vụ khách hàng có nhu cầu dùng nguyên liệu từ các nước khác nhưng không có hệ thống chế biến hiện đại như Việt Nam.

Ngoài ra, Việt Nam cũng nhập khẩu tiêu để sản xuất các đơn hàng xuất khẩu trong những giai đoạn giáp hạt khi mà nguồn cung trong nước ở mức thấp. Vì vậy, không chỉ được biết đến là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới mà Việt Nam còn là nước nhập khẩu và chế biến hàng đầu.

Dự báo của Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế cho thấy, sản lượng hồ tiêu toàn cầu có sự cải thiện khi sản xuất giảm ở một số nước sẽ được bù đắp bằng các vụ mùa mới bội thu hơn ở Việt Nam và Brazil so với vụ trước. Theo đó, sản lượng hồ tiêu thế giới năm 2023 có thể sẽ đạt 539.850 tấn, tăng so với 521.000 tấn năm 2022.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giải mã thông điệp được gửi gắm trong bộ sưu tập Vàng 24K năm Ất Tỵ của DOJI

Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ, hệ sinh thái sản phẩm vàng 24K năm Ất Tỵ của DOJI còn chứa đựng những thông điệp tinh thần độc đáo, gợi mở hành trình chinh phục thành công và thịnh vượng trong năm mới.

Giá vàng thế giới nối dài đà tăng Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, đề xuất chính sách thuế nhằm hạn chế đầu cơ bất động sản

Giá dầu chạm mức cao nhất 4 tháng do lo ngại gián đoạn nguồn cung từ Nga

Giá dầu phiên 13/1 đạt mức cao nhất trong bốn tháng, chủ yếu do dự đoán rằng các lệnh trừng phạt mở rộng của Mỹ đối với dầu Nga sẽ buộc khách mua ở Ấn Độ và Trung Quốc tìm kiếm các nguồn cung khác.

Giá dầu đi ngang dưới tác động giằng co từ hai phía cung cầu Giá dầu thế giới tăng trước thời tiết lạnh ở Mỹ và châu Âu

Giá dầu đi ngang dưới tác động giằng co từ hai phía cung cầu

Giá dầu gần như đi ngang trong phiên giao dịch 9/1 tại châu Á giữa dự đoán nhu cầu nhiên liệu mùa Đông cao và mức tăng lớn trong lượng nhiên liệu dự trữ của Mỹ cũng như những lo ngại về kinh tế vĩ mô.

Lo ngại về nguồn cung đẩy giá dầu đi lên Giá dầu châu Á phục hồi nhờ nguồn cung hạn chế và nhu cầu tăng

Giá dầu thế giới giảm do các số liệu kinh tế thiếu lạc quan từ Mỹ và Đức

Giá dầu thế giới giảm trong phiên giao dịch biến động 6/1 do một số tin tức kinh tế khá bi quan từ Mỹ và Đức làm lu mờ sự hỗ trợ từ đồng USD suy yếu và dự báo nhu cầu sưởi ấm tăng cao do bão mùa Đông.

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới Giá dầu tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2024