Sẽ khan hiếm nguồn cung lương thực trên toàn cầu trong năm 2024

Giá lương thực cao trong những năm gần đây đã thúc đẩy nông dân trên toàn thế giới trồng thêm ngũ cốc và hạt có dầu, nhưng người tiêu dùng sẽ vẫn phải đối mặt với tình trạng nguồn cung thắt chặt hơn nữa trong năm 2024, giữa bối cảnh thời tiết El Nino bất

Sẽ khan hiếm nguồn cung lương thực trên toàn cầu trong năm 2024

Theo các chuyên gia phân tích, giá lúa mì, ngô và đậu tương trên toàn cầu - sau nhiều năm tăng mạnh – năm 2023 đã có xu hướng giảm do tình trạng tắc nghẽn ở Biển Đen và lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu đều giảm bớt, song vẫn dễ bị tác động bởi những cú sốc nguồn cung và lạm phát lương thực trong năm 2024.

Ole Houe, giám đốc dịch vụ tư vấn thuộc công ty môi giới nông nghiệp IKON Commodities ở Sydney, cho biết: “Bức tranh cung cấp ngũ cốc chắc chắn đã được cải thiện trong năm 2023 với vụ mùa bội thu ở một số nơi quan trọng. Nhưng chúng ta vẫn chưa thực sự thoát khỏi khó khăn”.

“Chúng tôi có dự báo hiện tượng thời tiết El Nino sẽ kéo dài cho đến ít nhất là từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2024, sản lượng ngô của Brazil gần như chắc chắn sẽ giảm và Trung Quốc đang gây bất ngờ cho thị trường khi mua khối lượng lớn lúa mì và ngô từ thị trường quốc tế.”

El Nino và sản xuất lương thực

Hiện tượng thời tiết El Nino, gây khô hạn ở phần lớn châu Á trong năm 2023, được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra trong nửa đầu năm 2024, gây nguy hiểm cho nguồn cung gạo, lúa mì, dầu cọ và các nông sản khác ở một số thị trường xuất khẩu và nhập khẩu nông sản hàng đầu thế giới.

Các thương nhân và các lãnh đạo ngành nông nghiệp dự đoán sản lượng gạo châu Á trong nửa đầu năm 2024 sẽ giảm do thời tiết khô hạn ảnh hưởng tới việc gieo trồng và lượng nước ở các hồ chứa bị thu hẹp.

Nguồn cung gạo thế giới vốn đã bị thắt chặt trong năm 2022 sau khi hiện tượng thời tiết El Nino làm giảm sản lượng ở nhiều nơi, khiến Ấn Độ, nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, hạn chế xuất khẩu.

Trong khi các thị trường ngũ cốc khác chứng kiến giá giảm thì giá gạo lại tăng lên mức cao nhất trong 15 năm trong năm 2023, với giá tại một số trung tâm xuất khẩu ở châu Á tăng 40% - 45%. Ấn Độ mới đây đã kéo dài thời hạn áp thuế xuất khẩu gạo tẻ thường đến tháng 3/2024, đồng nghĩa với giá gạo thế giới sẽ chưa sớm hạ nhiệt.

202312281210491-18.gif

Biến động giá lương thực qua các năm: Năm 2023, giá ngũ cốc và hạt có dầu giảm, trong khi giá gạo tăng mạnh.

Quảng cáo

Vụ lúa mì tiếp theo của Ấn Độ cũng đang bị đe dọa do thiếu nước. Điều này có thể buộc nước tiêu thụ lúa mì lớn thứ hai thế giới phải nhập khẩu lúa mì lần đầu tiên sau 6 năm do lượng lúa mì tại các kho dự trữ quốc gia đã giảm xuống mức thấp nhất trong 7 năm.

Việc gieo trồng gặp khó khăn

Đến tháng 4, nông dân ở Úc, nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ 2 thế giới, có thể trồng lúa mì trên đất khô, sau nhiều tháng nắng nóng gay gắt đã hạn chế năng suất vụ mùa năm 2023 và chấm dứt chuỗi sản lượng cao kỷ lục 3 vụ liên tiếp.

Điều này chắc chắn sẽ thúc đẩy người mua, bao gồm cả Trung Quốc và Indonesia, phải tìm kiếm lúa mì từ các nhà xuất khẩu khác ở Bắc Mỹ, Châu Âu và khu vực Biển Đen để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu gia tăng.

Ngân hàng Commerzbank viết trong một thông báo: “Tình hình cung cấp (lúa mì) trong niên vụ 2023/24 chắc chắn sẽ xấu hơn so với niên vụ trước”. “Nguyên nhân là do xuất khẩu từ các nước sản xuất quan trọng chắc chắn sẽ giảm đáng kể”.

Thông tin tích cực về nguồn cung ngũ cốc là sản lượng ngô, lúa mì và đậu tương ở Nam Mỹ dự kiến sẽ cải thiện vào năm 2024, mặc dù thời tiết thất thường ở Brazil đang gây nghi ngờ về một số dự báo.

Ở Argentina, một trong những quốc gia xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới, lượng mưa dồi dào tại các vùng trung tâm sản xuất nông nghiệp có khả năng cũng thúc đẩy sản xuất đậu tương, ngô và lúa mì.

Theo sàn giao dịch ngũ cốc Rosario (BCR) của Argentina, 95% ngô và 75% đậu tương trồng sớm đang ở trong điều kiện “tuyệt vời đến rất tốt”, nhờ có mưa từ cuối tháng 10 trên khắp vùng Pampas của nước này.

Brazil dự kiến sẽ đạt sản lượng nông nghiệp gần cao kỷ lục vào năm 2024, mặc dù ước tính sản lượng đậu tương và ngô của nước này đã giảm trong những tuần gần đây do thời tiết khô hạn.

Sản lượng dầu cọ toàn cầu cũng có nhiều khả năng giảm trong năm 2024 do thời tiết El Nino gây khô hạn ở Indonesia và Malaysia, thúc đẩy giá dầu ăn tăng lên sau khi đã giảm hơn 10% vào năm 2023. Đáng chú ý, sản lượng dầu cọ sụt giảm trong bối cảnh dự đoán nhu cầu sản xuất dầu diesel sinh học và dầu ăn từ dầu cọ tăng cao.

CoBank, ngân hàng cho vay hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp của Mỹ, cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rủi ro giá tăng nhiều hơn là giảm” do “Tồn kho ngũ cốc và hạt có dầu trên toàn cầu đang bị thắt chặt do một số chính sách mang tính lịch sử, Bán cầu Bắc chắc chắn sẽ xảy ra hình thái thời tiết El Nino mạnh trong giai đoạn trồng trọt - lần đầu tiên kể từ năm 2015, đồng USD tiếp tục giảm gần đây và nhu cầu trên toàn cầu sẽ giảm trở lại đồng đô la sẽ tiếp tục giảm gần đây và nhu cầu toàn cầu sẽ quay trở lại xu hướng tăng trưởng dài hạn."

Tham khảo: Reuters

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ chạm đáy 17 tháng

Một đại lý có trụ sở tại New Delhi thuộc một công ty thương mại toàn cầu cho biết các nhà xuất khẩu trong tuần này đã điều chỉnh giá vì cân nhắc đến xu hướng suy giảm của đồng rupee.

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ ổn định gần mức thấp nhất trong 15 tháng Xuất khẩu gạo của Ấn Độ vượt 1 tỷ USD trong tháng 10 vừa qua

Chính phủ Nga thông báo gia hạn lệnh cấm xuất khẩu gạo thêm sáu tháng

Theo thông báo, lệnh cấm của Nga không áp dụng đối với xuất khẩu gạo sang các nước thành viên Liên minh kinh tế Á-Âu (gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan), vùng Nam Ossetia và Abkhazia.

Nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới tuyên bố động thái ‘bất ngờ’, Nga thêm áp lực giữa lệnh trừng phạt Giá dầu Nga vượt mức trần của phương Tây

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống