Sản lượng chỉ bằng 1/2 so với Việt Nam, xuất khẩu loại hạt này sang Indonesia tăng đột biến hơn 200% trong tháng 4

Bên cạnh gạo, Indonesia cũng đang mạnh tay gom loại nông sản này của Việt Nam.

Sản lượng chỉ bằng 1/2 so với Việt Nam, xuất khẩu loại hạt này sang Indonesia tăng đột biến hơn 200% trong tháng 4

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, cà phê là một trong những mặt hàng tăng trưởng tốt trong các tháng đầu năm. Tháng 4, nước ta xuất khẩu được 163.607 tấn cà phê, trị giá 398,8 triệu USD, tăng 4,1% về lượng và tăng 10% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung 4 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê đạt 716.580 tấn, trị giá hơn 1,63 tỷ USD, giảm nhẹ 5,5% về lượng và 4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Đáng chú ý, nhiều quốc gia đang ngày càng tăng cường nhập khẩu cà phê với mức tăng trưởng 3 chữ số, trong đó phải kể đến thị trường Indonesia. Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan cho thấy nước ta xuất khẩu 6.630 tấn cà phê sang thị trường Indonesia trong tháng 4, tăng gần 220% về lượng và đạt kim ngạch 19,42 triệu USD, tăng hơn 275% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

c1-3650.png

Tính chung 4 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường này đạt 20.320 tấn, trị giá gần 58,7 triệu USD, tăng 255,4% về lượng và tăng 228% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Như vậy, tổng khối lượng xuất khẩu sang Indonesia chiếm 2,8% thị phần trong 4 tháng đầu năm.

Quảng cáo
c2-5264.png

Về sản lượng cà phê của Indonesia, trong năm 2021, sản lượng cà phê của quốc gia này đạt 774,6 nghìn tấn. Còn đối với Việt Nam, năng suất cà phê năm 2021 đạt 28,2 tạ/ha và sản lượng cà phê nhân ước đạt 1,816 triệu tấn. Đến hết năm 2021, Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất, xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, trong đó đứng thứ nhất thế giới nhiều năm liền về sản xuất và xuất khẩu cà phê vối. Như vậy về sản lượng, Indonesia chiếm khoảng ½ so với Việt Nam.

Bên cạnh cà phê, Indonesia cũng đang ngày càng tăng cường nhập khẩu gạo của Việt Nam. Thống kê cho thấy Indonesia ồ ạt mua gạo Việt Nam trong các tháng đầu năm. Tính đến hết tháng 4, xuất khẩu gạo sang thị trường này thu về 149 triệu USD, tăng đột biến 2.514% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong năm qua, xuất khẩu sang thị trường này đã mang về cho Việt Nam hơn 4,52 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm 2021 với một số mặt hàng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh như phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 48,7%, sản phẩm từ sắt thép tăng 37,4%, gạo tăng 77,9%, hàng thủy sản tăng 150%, bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc tăng 61,4%.

Về quy mô mặt hàng cà phê của Việt Nam, theo số liệu của Tổ chức Cà phê Quốc tế, Việt Nam là nước đứng thứ 2 thế giới về thị phần xuất khẩu cà phê (giai đoạn tháng 2/2021 - 1/2022), chỉ xếp sau Brazil. Việt Nam đứng đầu về năng suất trồng cà phê với nguồn cà phê Đắk Lắk chiếm trên 30% sản lượng và có mặt ở hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Mục tiêu từ nay đến năm 2025 cả nước sẽ trồng tái canh 75.000 ha, ghép cải tạo 32.000 ha cà phê, trong đó cà phê Arabica chiếm khoảng 20% tổng diện tích. Ngoài ra, hầu hết diện tích cà phê tái canh được trồng bằng giống mới, cho năng suất cao và chất lượng vượt trội.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống

Giá lúa mỳ tại Ấn Độ tăng cao kỷ lục do nhu cầu tăng mạnh

Các thương nhân Ấn Độ dự đoán giá lúa mỳ có thể còn tăng thêm vì lúa mỳ trong vụ mùa mới dự kiến sẽ không được đưa ra thị trường cho đến tháng 3 năm 2025.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo của các nước khiến giá lúa, gạo tăng “thẳng đứng” Giá lúa gạo ở miền Tây tăng mạnh ngay sau Tết Nguyên Đán là “sốt ảo” hay nhu cầu thật?