Quyết định của Fed kiềm chế đà tăng của giá dầu

Trong phiên giao dịch 18/12, giá dầu thế giới đi lên sau dữ liệu cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ giảm và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quyết định cắt giảm lãi suất như dự kiến.

130443-gia-dau-tho-giam-manh-sau-quyet-dinh-cua-israel-ve-muc-tieu-tan-cong-tra-dua-iran.jpg
Công nhân làm việc tại nhà máy chế biến của giếng dầu Ahdab ở tỉnh Wasit, Iraq ngày 28/6/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Tuy nhiên, tín hiệu Fed sẽ giảm tốc độ cắt giảm lãi suất đã kiềm chế đà tăng của giá “vàng đen”.

Chốt phiên này, giá dầu Brent giao dịch kỳ hạn tăng 20 xu Mỹ (0,27%) lên 73,39 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) của Mỹ cũng tăng 50 xu Mỹ (0,71%) lên 70,58 USD/thùng.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, trong tuần kết thúc vào ngày 13/12, dự trữ dầu thô và sản phẩm chưng cất của Mỹ đã giảm, trong khi dự trữ xăng lại tăng.

Quảng cáo

Theo ông Phil Flynn, một nhà phân tích cấp cao của Price Futures Group, thị trường dường như đã vượt qua giai đoạn tiêu cực kéo dài trong vài tuần trước và đang có nhiều lạc quan hơn về nhu cầu tiêu thụ dầu.

Ngày 18/12, sau cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày, Fed đã quyết định cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp kể từ tháng 9/2024, song đưa ra tín hiệu cho thấy tốc độ giảm chi phí đi vay sẽ chậm lại trong thời gian tới, do tỷ lệ thất nghiệp tương đối ổn định và tình hình lạm phát gần đây không có nhiều cải thiện.

Các nhà hoạch định chính sách của Fed đã bỏ phiếu thông qua quyết định cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm, đưa lãi suất xuống phạm vi 4,25 - 4,50%.

Sau thông báo của Fed, cả giá dầu Brent và dầu WTI đều giảm bớt đà tăng và đi xuống trong phiên giao dịch ngoài giờ. Trong khi đó, chỉ số đồng USD đã tăng lên mức cao nhất trong năm, đạt 108,156.

Đà tăng của đồng USD khiến giá dầu trở nên đắt đỏ hơn ở các quốc gia khác, điều này có thể làm giảm nhu cầu. Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ dự kiến sẽ chỉ thực hiện hai lần cắt giảm lãi suất, mỗi lần 0,25 điểm phần trăm, vào cuối năm 2025.

Việc giảm lãi suất sẽ làm giảm chi phí đi vay, từ đó có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nhu cầu về dầu.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giá dầu thế giới quay đầu giảm mạnh do căng thẳng Mỹ-Trung

Phiên 10/4, giá dầu giảm hơn 2 USD/thùng, xóa bỏ đà tăng của phiên trước đó, khi các nhà đầu tư đánh giá lại việc tạm dừng áp thuế quan diện rộng của Mỹ và chú ý đến căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp của gần 4 năm Chiều 8/4, giá dầu tăng khoảng 1% sau khi chạm đáy gần 4 năm

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp của gần 4 năm

Phiên giao dịch này đã ghi nhận sự biến động mạnh khi giá có lúc giảm hơn 3 USD/thùng, nhưng sau đó lại tăng hơn 1 USD/thùng sau khi có thông tin cho rằng Mỹ đang xem xét tạm dừng áp thuế 90 ngày.

Giá dầu giảm mạnh do lo ngại về thuế quan mới của Mỹ Giá dầu tiếp tục lao dốc do lo ngại chiến tranh thương mại toàn cầu

Giá dầu đảo chiều giảm mạnh sau khi Tổng thống Trump công bố thuế đối ứng

Sau khi tăng 1 USD trong phiên ngày 2/4, giá dầu thế giới đảo chiều giảm mạnh trong phiên giao dịch ngoài giờ, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế đối ứng với các đối tác thương mại.

Mỹ đe dọa áp thuế, giá dầu biến động trái chiều Giá dầu nhích nhẹ sau khi Mỹ cảnh báo trừng phạt "vàng đen" của Nga