Phố Wall biến động trái chiều, S&P tăng điểm phiên đầu tiên trong 1 tuần

Ba chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ biến động trái chiều trong phiên giao dịch 24/10.

151215-chung-khoan-toan-cau-tang-diem-sau-dong-thai-cua-fed.jpg
Hoạt động tại Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN 

Nasdaq và S&P 500 tăng điểm nhờ dự báo lợi nhuận tích cực của Tesla và sự sụt giảm lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ, nhưng Dow Jones lại hạ điểm do tác động từ đà giảm mạnh của giá cổ phiếu IBM, khi doanh thu của tập đoàn về công nghệ máy tính đa quốc gia này không đạt kỳ vọng của các nhà phân tích.

Kết thúc phiên này, chỉ số Dow Jones giảm 140,59 điểm, tương đương 0,33%, xuống còn 42.374,36 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 12,44 điểm, tương đương 0,21%, lên 5.809,86 điểm; và chỉ số Nasdaq Composite tăng 138,83 điểm, tương đương 0,76%, đạt 18.415,49 điểm.

Cổ phiếu của Tesla tăng mạnh 21,9% trong phiên 24/10, qua đó có khả năng bổ sung hơn 140 tỷ USD vào giá trị vốn hóa thị trường của hãng sản xuất xe điện này sau khi hãng công bố lợi nhuận quý III/2024 ấn tượng và dự báo tăng trưởng doanh số bán xe từ 20% đến 30% trong năm tới, khiến giới đầu tư bất ngờ.

Quảng cáo

Chỉ số S&P 500 ghi nhận mức tăng đầu tiên trong một tuần qua. Tuy nhiên, tâm lý thị trường vẫn không ổn định. Hầu hết các ngành trong S&P đều giảm điểm do ảnh hưởng từ các báo cáo lợi nhuận và áp lực từ việc lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ vẫn ở mức cao.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm còn 4,20% trong ngày 24/10, sau khi đạt mức cao nhất trong ba tháng là 4,26% vào phiên trước đó.

Ông Bill Northey, Giám đốc đầu tư cấp cao tại U.S. Bank Wealth Management, cho biết: “Trong ngắn hạn, tác động lớn nhất mà chúng ta thấy đối với thị trường cổ phiếu trong tháng 10 là sự gia tăng lợi suất trái phiếu”.

Giá cổ phiếu của IBM mất 6,17% sau khi tập đoàn này không đạt kỳ vọng về doanh thu quý III, trong khi Honeywell giảm 5,10% do dự báo doanh thu hàng năm thấp hơn ước tính. Điều này đã dẫn tới sự sụt giảm của chỉ số Dow Jones.

Các chỉ số chứng khoán chủ chốt đã giảm nhẹ so với mức cao kỷ lục trong những phiên gần đây do thị trường đánh giá lại triển vọng cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), lợi suất trái phiếu tăng, lợi nhuận doanh nghiệp không đạt như kỳ vọng và sự bất định xung quanh cuộc bầu cử sắp tới ở Mỹ.

Tại thị trường trong nước, kết thúc phiên 24/10, chỉ số VN - Index giảm 13,49 điểm (1,06%) xuống 1.257,41 điểm. Chỉ số HNX - Index cũng để mất 1,81 điểm (0,80%) xuống 224,69 điểm.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Chứng khoán châu Á chênh vênh khi kỳ vọng Fed hạ lãi suất giảm dần

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên 24/10, sau khi lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng đột biến khiến các nhà đầu tư thu hẹp kỳ vọng về khả năng lãi suất tại nước này giảm.

Chứng khoán châu Âu và Mỹ phần lớn tăng điểm trong phiên 17/10 Chứng khoán châu Á "nổi sóng" sau động thái của Trung Quốc

Để dư nợ chứng khoán lập kỷ lục, CTCK đang chấp nhận đánh đổi nguồn thu

Trái ngược với việc dư nợ chứng khoán tiếp tục lập kỷ lục trong quý III/2024, các CTCK lại có sự suy giảm nguồn thu từ phí môi giới. Ngoài nguyên nhân từ bối cảnh thị trường kém thuận lợi, chính sách cạnh tranh Zero fee là yếu tố không kém phần quan trọng.

Dư nợ margin lập kỷ lục trong quý III/2024 chủ yếu từ cho vay theo "deal" Chuỗi tăng trưởng lợi nhuận CTCK gián đoạn, chỉ 1 "ông lớn" đạt dư nợ trên 20.000 tỷ

Tập đoàn hàng đầu Singapore tung tiền mua 4 triệu cổ phiếu REE với giá cao “ngất ngưởng”, tỷ lệ sở hữu vượt 35%

Cổ đông ngoại đã chấp nhận trả giá cao hơn đến 26% so với thị giá hiện tại để tăng sở hữu tại REE. Thậm chí, mức giá còn cao hơn cả đỉnh của cổ phiếu này.

Mảng Cơ điện lạnh của REE lần đầu tiên lỗ lớn Bà Mai Thanh tăng sở hữu tại REE, lãnh đạo Petrosetco bán hết cổ phiếu

Sắc xanh trở lại, thị trường vẫn còn nỗi lo bị Bluechips "thả trôi"

Chuỗi 3 phiên giảm điểm liên tiếp của thị trường chứng khoán Việt Nam đã tạm dừng với phiên tăng 1 điểm của VN-Index. Dù vậy, thị trường vẫn đang còn những nỗi lo chưa được loại bỏ.

Nhà đầu tư mất bình tĩnh, thị trường có phiên giảm gần 10 điểm Chuỗi tăng trưởng lợi nhuận CTCK gián đoạn, chỉ 1 "ông lớn" đạt dư nợ trên 20.000 tỷ

Số dư tiền gửi sẵn sàng mua cổ phiếu có quý thứ 2 liên tiếp sụt giảm

Số dư tiền gửi của nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán vào cuối quý III/2024 đạt khoảng 91.000 tỷ đồng, giảm 4.000 tỷ đồng so với quý II/2024 và là quý thứ 2 liên tiếp lượng tiền gửi sẵn sàng mua cổ phiếu sụt giảm so với quý liền trước.

Chuỗi tăng trưởng lợi nhuận CTCK gián đoạn, chỉ 1 "ông lớn" đạt dư nợ trên 20.000 tỷ Chứng khoán Mỹ gần như đi ngang khi chốt phiên 22/10

Tỷ giá tăng mạnh ảnh hưởng thế nào đến thị trường chứng khoán?

Tỷ giá tăng trở lại đang có ảnh hưởng nhất định đến tâm lý nhà đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh thị trường đang thử thách vùng 1.300 điểm, khu vực đỉnh của năm.

Quý thứ 7 liên tiếp tăng trưởng, dư nợ của Chứng khoán TCBS chính thức vượt 1 tỷ USD Chứng khoán HSC tiến gần hơn đến tham vọng cho vay 20.000 tỷ đồng