Phiên 2/4: Khối ngoại mạnh tay bán ròng hơn 750 tỷ đồng, cổ phiếu nào bị "xả" mạnh nhất?

Phiên nay cũng đánh dấu chuỗi 12 phiên "xả hàng" liên tiếp trên thị trường chứng khoán Việt Nam của nhóm NĐT ngoại.

Thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến khá tích cực cùng sự đồng thuận của hầu hết các nhóm ngành. Tuy nhiên, áp lực bán bất ngờ dâng cao về cuối phiên khiến những nỗ lực tăng điểm gần như bị triệt tiêu. Đóng cửa phiên 2/4, VN-Index tăng nhẹ 0,5 điểm lên 1.317,83 điểm. Thanh khoản duy trì ngưỡng thấp với giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 15.719 tỷ đồng.

Khối ngoại tiếp tục là điểm trừ khi bán ròng tới 759 tỷ đồng, đánh dấu chuỗi 12 phiên "xả hàng" liên tiếp trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trên HoSE, khối ngoại bán ròng xấp xỉ 708 tỷ đồng

Chiều bán, cổ phiếu TPB bị khối ngoại "xả" ròng mạnh nhất toàn thị trường với giá trị 82 tỷ đồng. Bên cạnh đó, loạt cổ phiếu khác bị bán ròng mạnh trên HOSE còn có: VNM (-70 tỷ), GMD (-69 tỷ), FRT (-65 tỷ), MSN (-64 tỷ),....

Ngược chiều, cổ phiếu "họ" Vingroup là VRE, VIC và VHM nằm top các mã được mua ròng mạnh với giá trị lần lượt 88 tỷ, 37 tỷ và 36 tỷ đồng. Theo sau, cổ phiếu VIX và HPG được mua ròng khoảng 36-55 tỷ đồng mỗi mã.

Quảng cáo

Trên HNX, khối ngoại bán ròng khoảng 14 tỷ đồng

Tại chiều mua, cổ phiếu SHS và NTP được mua ròng mạnh nhất với giá trị 4-5 tỷ đồng, VGS và CEO cũng được mua khoảng 2 tỷ đồng mỗi mã.

Chiều ngược lại, cổ phiếu PVS bị bán ròng mạnh 18 tỷ đồng; MBS, TNG và TIG cũng bị bán ròng với giá trị từ 1 tỷ tới 6 tỷ đồng.

Trên UPCOM, khối ngoại bán ròng hơn 36 tỷ đồng

Chiều mua, loạt cổ phiếu HBC, CSI, HVA, HPW,... được mua ròng nhẹ với giá trị chỉ khoảng một vài trăm triệu đồng.

Ngược chiều, cổ phiếu QNS bị xả mạnh 20 tỷ, ACV, NTC, GDA và MCH cũng bị bán ròng 1-5 tỷ đồng.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Phiên thanh khoản kỷ lục, VN-Index giữ lại mốc 1.200 điểm

Sau phiên giảm kỷ lục, thị trường vẫn còn gặp áp lực bán khi đã có thời điểm giảm hơn 70 điểm. Tuy nhiên, những nỗ lực hấp thụ lực bán đã xuất hiện giúp nhiều cổ phiếu thoát được giá sàn. Đồng thời, VN-Index cũng đóng cửa trên 1.200 điểm.

DNSE vươn lên 16,7 % thị phần chứng khoán phái sinh quý I/2025 Chứng khoán SSI tăng tốc trong quý I/2025, áp sát mốc thị phần 10%

Chứng khoán châu Á nối tiếp đà bán tháo toàn cầu

Nối tiếp đà bán tháo toàn cầu, ngày 4/4, chứng khoán châu Á giảm sâu do lo ngại chiến tranh thương mại từ thuế quan Mỹ, cùng rủi ro suy thoái và lạm phát tăng cao.

Chứng khoán SSI tăng tốc trong quý I/2025, áp sát mốc thị phần 10% Công ty chứng khoán đánh giá toàn diện tác động của “cú sốc” thuế đối ứng 46% tới từng nhóm ngành sản xuất

Chứng khoán SSI tăng tốc trong quý I/2025, áp sát mốc thị phần 10%

Có 6/10 công ty chứng khoán trong Top 10 thị phần môi giới của HOSE mở rộng được thị phần giao dịch. Đáng chú ý nhất là "ông lớn" SSI đã có sự tăng tốc mạnh mẽ trong khi chứng khoán Mirae lại bị thu hẹp nhiều nhất.

Công ty chứng khoán ngoại lớn nhất đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 7% Chứng khoán HSC đặt mục tiêu năm 2025 cho vay 27.000 tỷ đồng

Chuyên gia Dragon Capital: Tác động trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của VN-Index từ việc tăng thuế suất xuất khẩu sang Mỹ là không đáng kể

Theo chuyên gia của Dragon Capital, các ngành nghề bị ảnh hưởng chủ yếu là hóa chất, tiêu dùng, thực phẩm và một số mặt hàng khác,…. Tuy nhiên, ổng giá trị vốn hóa của các doanh nghiệp ngành này chỉ chiếm khoảng 5,5% toàn bộ giá trị vốn hóa của VN-Index.

Chứng khoán giảm mạnh sau quyết định thuế đối ứng của Mỹ, nhà đầu tư nên làm gì? Thủ tướng chủ trì cuộc họp về mức áp thuế mới của Hoa Kỳ đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam

Chứng khoán châu Á lao dốc sau thông báo thuế quan từ Mỹ

Thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt giảm mạnh trong phiên giao dịch 3/4, khi nhà đầu tư lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu do tác động từ các biện pháp thuế quan mới của Mỹ.

Chứng khoán Mỹ tăng điểm với kỳ vọng Nhà Trắng có lập trường thương mại linh hoạt hơn Chứng khoán Mỹ chao đảo, Dow Jones giảm hơn 700 điểm sau báo cáo lạm phát nóng vượt dự đoán và lo ngại về thuế quan