Nông sản phổ biến của Việt Nam trở thành mặt hàng "hot hàng đầu" trong lòng người Trung Quốc

Trung Quốc sẽ nhập khẩu khoảng 60.000 tấn nông sản này từ Việt Nam để đáp ứng nhu cầu cao của người dân.

Nông sản phổ biến của Việt Nam trở thành mặt hàng "hot hàng đầu" trong lòng người Trung Quốc

Theo thông tin do tờ South China Morning Post (SCMP) cung cấp, nếu trước đây Thái Lan thống trị thị trường sầu riêng tại Trung Quốc, thì hiện tại, loại quả trồng tại Việt Nam cũng “không hề kém cạnh”. Được biết, người Trung Quốc đang rất ưa chuộng sầu riêng Việt Nam.

Khi Bắc Kinh, Trung Quốc mở cửa và nhập khẩu sầu riêng tươi Việt Nam từ tháng 9/2022, Bob Wang - chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nam Ninh kiêm nhà sáng lập chuỗi cung ứng TWT đã chớp lấy cơ hội, đạt được nhiều thỏa thuận với các trang trại sầu riêng ở Việt Nam, sau đó nhập và bán tại Trung Quốc.

“Nếu mọi việc suôn sẻ, tôi sẽ nhập khẩu được hơn 3.000 container, tương đương gần 60.000 tấn sầu riêng Việt Nam để đáp ứng nhu cầu của thị trường Trung Quốc – gấp ba lần số lượng nhập khẩu của tôi từ Thái Lan,” ông Wang cho biết.

screenshot-2023-05-31-102336-5823.png

Theo tờ SCMP, sầu riêng nhanh chóng trở thành loại trái cây nhập khẩu phổ biến nhất ở Trung Quốc. Mặc dù việc nhập khẩu có nhiều hạn chế trong thời kỳ đại dịch, vào năm 2022, nước này ghi nhận đã nhập khẩu lượng sầu riêng nhiều gấp 4 lần so với năm 2017 - nâng tổng giá trị lên hơn 4 tỷ USD.

“Năm ngoái, Trung Quốc đã nhập khẩu hơn 820.000 tấn sầu riêng. Tôi khá tự tin rằng tổng lượng nhập khẩu sẽ dễ dàng đạt hoặc vượt mức 900.000 tấn trong năm nay,” ông Wang nói.

Sầu riêng từ Thái Lan đã thống trị thị trường Trung Quốc trong nhiều năm, nhưng các nước khác ở Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines hay Malaysia đang phá vỡ sự độc tôn đó.

Quảng cáo

“Nhập khẩu sầu riêng từ Thái Lan dự kiến sẽ tăng trưởng ổn định trong năm nay, ngoài ra, thị phần sầu riêng Việt Nam tại Trung Quốc cũng sẽ bùng nổ”, ông Wang cho hay.

Liu Yeke, Phó Giám đốc văn phòng cải cách và phát triển thành phố cho biết Chongzuo - một thành phố ở Quảng Tây đang xây dựng một trung tâm hậu cần tiên tiến với kho lạnh và cơ sở chế biến thực phẩm để cải thiện quy trình nhập khẩu.

Ông cho biết giai đoạn đầu tư trước tiên sẽ khoảng 1,8 tỷ NDT (254 triệu USD) và sẽ được đưa vào sử dụng từ năm 2025. Các cải tiến trong quy trình nhập khẩu sẽ cho phép sầu riêng Việt Nam đến tất cả các khu vực của Trung Quốc trong vòng một đến ba ngày, theo thông tin từ các lãnh đạo địa phương và thương nhân cung cấp - những người kỳ vọng tiêu thụ sầu riêng sẽ tăng hơn nữa.

screenshot-2023-05-31-102300-3968.png

Kể từ tháng 4/2023, mỗi ngày có hai chuyến tàu chở nông sản từ Việt Nam sang Trung Quốc Hầu hết các loại trái cây được vận chuyển là sầu riêng và măng cụt.

Huang Wenhan, giám sát viên hàng hóa của chi nhánh Pingxiang thuộc Cục Đường sắt Nam Ninh Trung Quốc cho biết thường chỉ mất một hoặc hai giờ để hoàn thành các thủ tục nhập cảnh và đặt trái cây lên các xe tải trong dây chuyền lạnh, sau đó chúng có thể đến các siêu thị trên toàn quốc trong vòng chưa đầy 3 ngày.

Chen Xiao, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Cảng Đông Hưng ở Quảng Tây cũng kỳ vọng sẽ chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam trong năm nay.

“Trước đây, cảng của chúng tôi chủ yếu nhập hải sản, nhưng năm nay hoạt động nhập sầu riêng đang tăng nhanh. Bây giờ đang là mùa cao điểm của sầu riêng Việt Nam và hàng chục xe tải lớn chở loại nông sản này cập cảng Đông Hưng mỗi ngày,” Chen nói.

Tham khảo SCMP

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ chạm đáy 17 tháng

Một đại lý có trụ sở tại New Delhi thuộc một công ty thương mại toàn cầu cho biết các nhà xuất khẩu trong tuần này đã điều chỉnh giá vì cân nhắc đến xu hướng suy giảm của đồng rupee.

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ ổn định gần mức thấp nhất trong 15 tháng Xuất khẩu gạo của Ấn Độ vượt 1 tỷ USD trong tháng 10 vừa qua

Chính phủ Nga thông báo gia hạn lệnh cấm xuất khẩu gạo thêm sáu tháng

Theo thông báo, lệnh cấm của Nga không áp dụng đối với xuất khẩu gạo sang các nước thành viên Liên minh kinh tế Á-Âu (gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan), vùng Nam Ossetia và Abkhazia.

Nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới tuyên bố động thái ‘bất ngờ’, Nga thêm áp lực giữa lệnh trừng phạt Giá dầu Nga vượt mức trần của phương Tây

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống