Nông sản Hàn Quốc vào Việt Nam tăng gấp 10 lần chỉ sau 2 năm

Năm 2020, quận Uiseong ( tỉnh Gyeong Bắc, Hàn Quốc ) , bắt đầu xuất khẩu nông sản của địa phương sang Việt Nam và đạt giá trị 56.000 USD. Đến năm 2022, kim ngạch xuất khẩu đã lên 560.000 USD, tăng gấp 10 lần chỉ sau 2 năm.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ông Kwak Byung Il, Giám đốc Marketing phụ trách mảng nông sản quận Uiseong với táo Fuji tại MM Mega Mart An Phú
Ông Kwak Byung Il, Giám đốc Marketing phụ trách mảng nông sản quận Uiseong với táo Fuji tại MM Mega Mart An Phú

Tại sự kiện "Taste of Korea", vừa diễn ra tại MM Mega Mart An Phú (TP.HCM), chính quyền quận Uiseong giới thiệu nhiều loại nông sản, thực phẩm chất lượng cao của quận như hồng sâm, nhung hươu, thạch việt quất, rượu vang đỏ Sangria, táo Fuji ... Trong đó, táo Fuju là sản phẩm lần đầu có mặt tại siêu thị. Dự kiến, năm 2024, sẽ là trái dâu. Khách đến siêu thị có thể trải nghiệm sản phẩm và được mua sắm với giá khuyến mãi.

FTA Việt - Hàn và trào lưu ẩm thực Hàn Quốc mở đường cho nông sản

Ông Kwak Byung Il, Giám đốc Marketing phụ trách mảng nông sản quận Uiseong cho biết, nông sản, thực phẩm từ quận xuất khẩu sang Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong mấy năm gần đây.

Nếu như năm 2020, tổng giá trị nông sản, thực phẩm xuất khẩu sang Việt Nam chỉ đạt 56 nghìn USD thì đến năm 2022 đã lên 560 nghìn USD, với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực gồm: Thực phẩm chức năng, nhân sâm, nhung hươu, rượu Soju, kim chi, nấm,… rất được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng.

“Việt Nam đang là thị trường xuất khẩu nông sản thực phẩm lớn thứ 3 trong khối ASEAN và thứ 9 trên toàn cầu của quận Uiseong và tiềm năng thị trường Việt Nam vẫn còn rất lớn. Vì vậy, chúng tôi đang rất chú trọng phát triển”, Giám đốc Maketing mảng nông nghiệp quận Uiseong nói.

Theo ông Kwak Byung Il, có 2 yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu nông sản thực phẩm của địa phương vào Việt Nam, một là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) và cùng với trào lưu ẩm thực Hàn Quốc trong giới trẻ Việt Nam. Đây là 2 yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu các loại nông sản thực phẩm chủ lực của quận Uiseong vào thị trường Việt Nam.

Để tiếp tục tăng xuất khẩu vào Việt Nam, trong thời gian tới quận Uiseong sẽ tiếp tục khảo sát nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng Việt đối với các loại nông sản, thực phẩm chức năng mà địa phương có thế mạnh, từ đó tạo ra những sản phẩm tốt cho sức khỏe có bao bì, mẫu mã, màu sắc phù hợp thị hiếu với người Việt và có giá bán hợp lý hơn, đặc biệt là giới trẻ.

Đặc biệt, táo Fuji nhờ thổ nhưỡng thích hợp nên trái táo trồng ở Uiseong vừa to, vừa ngọt và có độ giòn vượt trội so với các sản phẩm táo trồng ở những vùng khác ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, lượng táo Fuji xuất khẩu sang Việt Nam vẫn còn hạn chế, chưa như kỳ vọng của chính quyền quận Uiseong nên họ đang có kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu nhiều hơn nữa và để làm được việc này quận Uiseong đã đào tạo đội ngũ truyền thông rất chuyên nghiệp góp phần đưa táo Fuji vào Việt Nam đạt sản lượng cao và giá thành cạnh tranh.

Dâu tây Hàn Quốc, nho mẫu đơn Shine Muscats đang không có đối thủ tại Việt Nam

Cô Baek Ji Won, Tổng giám đốc Công ty Wellbeing Bio, một trong những công ty Hàn Quốc tham gia sự kiện cho biết, sản phẩm chủ lực của công ty là hồng sâm dạng chế biến sẵn và thạch việt quất dùng ngay rất tiện lợi. Đối với những sản phẩm trong thông thường chỉ có sâm thôi nhưng hồng sâm của công ty, ngoài nhân sâm còn có các vị thuốc truyền thống của Hàn rất tốt cho sức khỏe, được phối trộn với nhân sâm để tạo ra sản phẩm hồng sâm cung cấp năng lượng và tăng sức đề kháng của cơ thể.

Cô Baek Ji Won, Tổng giám đốc Công ty Wellbeing Bio

“Hồng sâm đã có mặt ở Việt Nam từ 4 năm trước, mỗi tháng công ty xuất khẩu 1 container hàng sang Việt Nam, và trong quá trình đó có nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm đã tin tưởng và tiếp tục ủng hộ cho tới hôm nay. Đây chính là động lực thúc đẩy chúng tôi tăng mạnh hơn nữa sản lượng xuất khẩu”, Tổng giám đốc Công ty Wellbeing Bio chia sẻ.

“Thu nhập trung bình của người Việt ngày càng tăng nên họ rất coi trọng vấn đề sức khỏe và Việt Nam là một trong những thị trường mà chúng tôi nỗ lực giành tâm huyết nhiều nhất, cũng như luôn mong muốn tạo ra sản phẩm chất lượng tốt phục vụ, kế đến là giá bán.

Bởi, thị trường nào cũng vậy chứ không riêng Việt Nam, giá bán là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh thương mại và chúng tôi sẽ cố gắng điều chỉnh giá bán phù hợp với thị trường chung ở Việt Nam”, cô Baek Ji Won chia sẻ.

Là đơn vị tiếp nhận và bày bán sản phẩm, bà Huỳnh Thị Phương Vân, Quản lý cấp cao tiếp thị truyền thông và sự kiện Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam (siêu thị MM Mega) cho biết, các loại trái cây theo mùa của Hàn Quốc đang được bày bán rất phổ biến tại các siêu thị và cửa hàng nhập khẩu tại Việt Nam.

Những mặt hàng nông sản nổi tiếng của Hàn Quốc như: Nho, táo, lê, dâu tây và nấm rất được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng ở bất kỳ siêu thị nào. Đặc biệt hai sản phẩm là dâu tây Hàn Quốc và nho mẫu đơn Shine Muscats có hương vị rất đặc trưng và hai sản phẩm này đang không có đối thủ tại Việt Nam.

“Sản phẩm của công ty Wellbeing Bio và các loại nông sản khác của Uiseong đã vào MM Mega Mart. Đây là lần đầu tiên táo Fuji có hương vị rất thơm ngon được trưng bày tại sự kiện lần này, khi sản phẩm này được bài bán chắc chắn sẽ cạnh tranh được với các loại táo hiện có tại siêu thị, và chúng tôi có thể sẽ nhận được sự phản hồi tích cực từ người tiêu dùng”, bà Phương Vân nói.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

10 tháng năm 2023, xuất khẩu hạt điều đạt xấp xỉ 516.868 tấn, trị giá 2,95 tỷ USD, tăng 21,8% về lượng và tăng 15,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu hạt điều có khả năng vượt mục tiêu 3,1 tỷ USD

10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc đạt 215.112 tấn, chiếm tỷ lệ 41,61%. Do chiếm tỷ lệ lớn nên sự tăng, giảm xuất khẩu của một trong 2 thị trường đều ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu toàn ngành điều.

10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản đạt 7,42 tỷ USD, giảm 21,3% so với cùng kỳ năm ngoái

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2023 chỉ đạt 9 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 10/2023 tăng 3,4% so với tháng trước, tuy nhiên lũy kế 10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản vẫn giảm đến 21%. Theo Tổng thư ký Vasep, thị trường có nhiều khó khăn nên xuất khẩu thủy sản năm nay có thể chỉ đạt khoảng 9 tỷ USD.

7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD

7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD

Ước tính 7 tháng đầu năm xuất khẩu cá tra đạt gần 1 tỷ USD, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường chính đang có tín hiệu tích cực, kỳ vọng xuất khẩu cá tra có thể đạt 1,77 tỷ USD, giảm 27,45% so với năm 2022, giảm 230 triệu so với mục tiêu 2 tỷ USD.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Trung Quốc giảm mua kéo giá tiêu trong nước sụt giảm

Nhu cầu từ thị trường Trung Quốc tăng đẩy giá tiêu trong nước đạt gần 80.000 đồng/kg, nay động lực từ thị trường này đã giảm cộng với việc EU quyết định không nhập khẩu các mặt hàng nông sản được trồng trên đất từ phá rừng đã tác động tiêu cực lên giá tiêu.
Thu hoạch lúa Hè Thu bị chậm tiến độ do ảnh hưởng mưa

Các nước tăng mua đẩy giá gạo xuất khẩu tăng thêm 20 USD/tấn

Indonesia sẽ mua 2 triệu tấn gạo trong năm nay, từ nay đến cuối năm Philippines mua thêm ít nhất 1,5 triệu tấn gạo, châu Phi và Trung Quốc cũng đang có nhu cầu lớn. Thị trường gạo 6 tháng cuối năm sẽ rất sôi động và “cuộc chơi” sẽ thuộc về doanh nghiệp có chân hàng lớn.
Gạo tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu ngành nông nghiệp

Xuất khẩu gạo có thể mang về 4 tỷ USD năm 2023

6 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu được 4,2 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt 2,3 tỷ USD, so với cùng kỳ tăng 22,2% về lượng và tăng 34,7% trị giá. Nhu cầu thị trường đang tốt, dự báo cả năm xuất khẩu gạo có thể đạt trên, dưới 8 triệu tấn, mang về 4 tỷ USD.
Chat với BizLIVE