Nhìn lại thị trường trái phiếu năm 2023: Một năm 'trầm bổng' nhiều cung bậc cảm xúc

2023 đã khép lại, đánh dấu một năm “trầm bổng" với thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Ngược lại, ở thị trường trái phiếu Chính phủ lại cho thấy sự vững chắc khi nhiều nhà đầu tư quay lại đầu tư vào các kỳ hạn dài.

Nhìn lại thị trường trái phiếu năm 2023: Một năm 'trầm bổng' nhiều cung bậc cảm xúc

Phát hành trái phiếu Chính phủ cao gấp 1,38 lần so với 2022

Theo số liệu thống kê tính đến hết ngày 25/12/2023, giá trị trái phiếu Chính phủ (TPCP) đã phát hành trong năm đạt con số 296.678 tỷ đồng, gấp hơn 1,38 lần so với cả năm 2022, bằng 74,2% kế hoạch của năm (400.000 tỷ đồng), bằng 78,1% kế hoạch điều chỉnh của năm (380.000 tỷ đồng).

Trong đó, 100% trái phiếu phát hành có kỳ hạn từ 5 năm trở lên; kỳ hạn phát hành bình quân TPCP là 12,54 năm, giảm 0,1 năm so với bình quân năm 2022 (12,67 năm). Lãi suất phát hành bình quân TPCP tính đến cuối tháng 12/2023 đạt 3,21%/năm, giảm 0,27% so với bình quân năm 2022 (3,48%/năm). Trong năm 2023, TPCP bảo lãnh đã phát hành được 21.250 tỷ đồng.

Theo thông báo của Kho bạc Nhà nước, trong quý IV/2023, Kho bạc Nhà nước thực hiện đấu thầu TPCP qua Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội với số tiền 130 nghìn tỷ đồng. Như vậy, đến hết tháng 11, Kho bạc Nhà nước huy động được 298.481 tỷ đồng TPCP, bằng gần 75% kế hoạch phát hành năm 2023.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp dần phục hồi

Tính đến hết năm 2023, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã xuất hiện tín hiệu phục hồi khi một số nhà đầu tư quan tâm trở lại khi mức lãi suất tốt hơn so với các kênh đầu tư khác. Điều này thể hiện trên thị trường TPDN khi tại thời điểm quý 1, hầu như không có đợt phát hành nào, song từ quý 2 trở đi, tháng sau khối lượng phát hành đều cao hơn tháng trước. Đặc biệt trong quý 3, hoạt động phát hành TPDN bật tăng mạnh với giá trị phát hành cao gấp gần 2,7 lần so với quý trước đó và tăng tới 36,2% so với cùng kỳ.

Đến hết tháng 12/2023, tổng giá trị TPDN phát hành đạt 268 nghìn tỷ đồng, giảm 1% so với cùng kỳ năm 2022. Khối lượng mua lại TPDN trước hạn đạt con số 230,2 nghìn tỷ đồng, tăng 5,8% so với cả năm 2022. Lãi suất TPDN bình quân trong 12 tháng năm 2023 đạt 8,3%, cao hơn so với mức trung bình 7,9% của năm 2022.

Trong đó, trái phiếu ngân hàng là nhóm có giá trị phát hành cao nhất với khoảng 138.300 tỷ đồng, tăng 1% so với cuối năm 2022, chiếm tỷ trọng 56,2% so với tổng giá trị. Lãi suất bình quân gia quyền của trái phiếu ngân hàng là 6,7%/năm, kỳ hạn bình quân 4,8 năm.

Thị trường TPDN có cơ cấu nhà đầu tư chủ yếu là các nhà đầu tư tổ chức chiếm 93,2%, trong đó các ngân hàng thương mại chiếm đến 54,5% số lượng các nhà đầu tư tổ chức. Các nhà đầu tư cá nhân chiếm khoảng 6,8% toàn thị trường.

Nhận định về thị trường TPDN năm 2023, ông Nguyễn Hoàng Dương – Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) cho rằng, kết quả phát hành trên thị trường TPDN đã có nhiều cải thiện và tích cực hơn. Đây là cộng hưởng của các chính sách chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ và sự chuyển biến của các chủ thể tham gia thị trường.

Quảng cáo

“Trong năm 2023, để hỗ trợ thị trường TPDN, Chính phủ đã kịp thời ban hành Nghị định 08, trong đó có chính sách hoãn thực hiện số quy định của Nghị định 65 cũng như chính sách cho phép doanh nghiệp và nhà đầu tư có thể có các cơ chế đàm phán, giãn, hoãn và hoán đổi trái phiếu đã phát hành trên tinh thần rủi ro chia sẻ, lợi ích hài hòa giữa các bên” ông Dương cho biết.

a1-3751.jpg
Hệ thống giao dịch TPDN riêng lẻ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội khai trương kể từ ngày 19/7/2023.

Năm 2023 cũng là năm đánh dấu sự ra đời của hệ thống giao dịch TPDN riêng lẻ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội kể từ ngày 19/7/2023. Đến ngày 25/12/2023, trên thị trường có 822 mã trái phiếu được đăng ký giao dịch tập trung trên hệ thống giao dịch TPDN riêng lẻ của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Tổng giá trị giao dịch đạt 189.976 tỷ đồng, giá trị giao dịch bình quân phiên đạt trên 1.600 tỷ đồng/phiên.

Việc xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống giao dịch TPDN riêng lẻ là một mũi tên trúng nhiều đích, giúp cơ quan quản lý, thành viên thị trường và nhà đầu tư có thêm thông tin về thị trường TPDN riêng lẻ từ sơ cấp đến thứ cấp; tăng cường hiệu quả quản lý giám sát của cơ quan quản lý đối với việc tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

Đồng thời, hệ thống giao dịch TPDN riêng lẻ cũng góp phần thúc đẩy tính thanh khoản cho thị trường TPDN, nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của nhà đầu tư trong hoạt động mua bán trái phiếu. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán nói chung và thị trường TPDN riêng lẻ nói riêng.

Trái phiếu vẫn là kênh huy động vốn được ưu tiên trong năm 2024

Sang năm mới 2024, áp lực tìm kiếm nguồn lực tài chính để tiếp tục phát triển các dự án mới vẫn đè nặng trên vai các doanh nghiệp. Trong bối cảnh các kênh huy động vốn khác còn vướng phải một số điểm nghẽn, kênh trái phiếu vẫn được ưu tiên lựa chọn.

Tuy nhiên, 2024 cũng là năm có mức nợ trái phiếu phải trả lên tới hơn 330 nghìn tỷ đồng, mức dư nợ cao nhất trong vòng 3 năm qua. Trong đó, các doanh nghiệp bất động sản chiếm đến gần một nửa tổng nợ.

Theo các chuyên gia, trong năm nay 2024, doanh nghiệp cần phải giải quyết 3 bài toán: thứ nhất là đàm phán với các nhà đầu tư để tiếp tục gia hạn, giãn hoãn nợ. Thứ hai, nếu như nhà đầu tư không đồng ý thì phải có nguồn để thanh toán. Thứ ba là áp lực dòng tiền để tái phát triển.

Ông Kang Moon Kyung, Tổng giám đốc, Công ty chứng khoán Mirae Asset, nhận định: "Sự phục hồi dần của thị trường trái phiếu doanh nghiệp phụ thuộc một phần không nhỏ từ sự phục hồi hoạt động kinh doanh của bất động sản. Năm nay, với nhiều tín hiệu khả quan, Mirae Asset kỳ vọng các doanh nghiệp bất động sản sẽ có năng lực trả nợ và có lãi cao hơn".

TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, cho rằng khi kinh tế phục hồi, DN càng cần vốn, TPDN càng trở nên quan trọng. Vì thế thời gian tới cần có giải pháp phù hợp nhằm phát triển thị trường bền vững, minh bạch, hiệu quả, vừa tạo kênh huy động vốn cho DN, vừa đảm bảo thanh khoản cho nền kinh tế, và từng bước phát triển cân bằng giữa thị trường vốn và thị trường tín dụng NH.

Bên cạnh thách thức, thị trường TPDN năm 2024 vẫn có nhiều điểm sáng. Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, năm 2024, lãi suất tại các nền kinh tế lớn như tại Mỹ và châu Âu có thể sẽ giảm, kéo theo dòng vốn chảy về các nước đang phát triển có khả năng phục hồi như Việt Nam. Lãi suất trong nước năm 2024 cũng dự báo tiếp tục duy trì ở mặt bằng thấp, điều này sẽ hỗ trợ tốt cho kênh phát hành TPDN.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Ba chỉ số chứng khoán Mỹ đều tăng điểm trong phiên giao dịch đầy biến động

Chốt phiên 21/11, chỉ số Dow Jones tăng 461,88 điểm, lên 43.870,35 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 31,6 điểm, lên 5.948,71 điểm và chỉ số Nasdaq Composite tăng 6,28 điểm, lên 18.972,42 điểm.

Chứng khoán Mỹ chốt phiên giảm điểm sau phát biểu của Chủ tịch Fed Chứng khoán Mỹ giảm mạnh sau bình luận của giới chức Fed về lãi suất

Thị trường có sự hồi phục "chới với" sau khi bị nhúng xuống dưới 1.200 điểm

Lực cầu bắt đáy đã được kích hoạt thêm sau khi VN-Index có thời điểm giảm xuống dưới 1.200 điểm sáng nay. Tuy nhiên, nỗ lực mua lên trên thị trường không quyết liệt và cũng chưa đồng đều giữa các nhóm ngành.

MBS được "bật đèn xanh" cho đợt phát hành riêng lẻ gần 600 tỷ đồng Các thị trường châu Á tràn ngập sắc xanh, VN-Index vẫn đi dò đáy

Các thị trường châu Á tràn ngập sắc xanh, VN-Index vẫn đi dò đáy

Phiên giảm điểm tiếp nối trong một chuỗi vận động kém tích cực của thị trường không phải điều bất ngờ. Tuy nhiên, nếu xét tới sắc xanh lại xuất hiện đồng loạt tại các chỉ số khu vực, diễn biến ngày hôm nay vẫn gây thất vọng.

Thị trường đi tìm đáy Thị trường "suýt" cắt được mạch giảm điểm

Chứng khoán Trung Quốc nằm trong số thị trường tăng điểm mạnh nhất

Hong Kong (Trung Quốc) và Thượng Hải nằm trong số những thị trường tăng điểm mạnh nhất, nhờ hy vọng Trung Quốc sẽ công bố thêm các biện pháp kích thích kinh tế và thị trường bất động sản.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Các thị trường chứng khoán châu Á mất đà trong phiên chiều 8/11

Kỷ lục buồn của chứng khoán Việt Nam: Khối ngoại bán ròng 85.000 tỷ trên HoSE từ đầu năm

Trong ngắn hạn, áp lực tỷ giá là yếu tố ảnh hưởng lớn đến dòng vốn ngoại. Về dài hạn, việc thiếu hàng hoá mới chất lượng là nguyên nhân chính khiến khối ngoại không mặn mà với chứng khoán Việt Nam.

Thị trường chứng khoán có tuần giao dịch gây thất vọng Thị trường đi tìm đáy

SSI và bài toán của “người khổng lồ” chứng khoán Việt Nam

Là công ty chứng khoán tư nhân đầu tiên tại Việt Nam, SSI gặt hái nhiều thành công sau 25 năm hoạt động. Dù vậy, “người khổng lồ” của ngành chứng khoán cũng đang có bài toán riêng cần giải.

1 công ty chứng khoán vừa được tiền ngoại rót vốn thêm hơn 2.000 tỷ Con đường trở thành "ông trùm" chứng khoán của doanh nhân Nguyễn Duy Hưng

Chứng khoán châu Á ở thế giằng co khi chính sách lãi suất của Fed khó đoán định

Sáng 18/11, các TTCK châu Á diễn biến trái chiều, khi các nhà đầu tư giảm bớt kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất do lo ngại chính sách của ông Donald Trump có thể khiến lạm phát tăng cao trở lại.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Các thị trường chứng khoán châu Á mất đà trong phiên chiều 8/11

Một công ty chứng khoán dự báo VN-Index có thể “thủng” 1.200 điểm

Tại một trong 2 kịch bản dự báo thị trường chứng khoán đưa ra mới đây, KBSV dự báo chỉ số VN-Index có thể xuống vùng hỗ trợ quanh mức 1.200 (+/-10) điểm sau đó mới có thể xuất hiện nhịp hồi phục, xác suất kịch bản này là 30%.

Thị trường chứng khoán có tuần giao dịch gây thất vọng Thị trường đi tìm đáy