Nhà đầu tư Nhật Bản vẫn tính mở rộng tại Việt Nam dù năng suất lao động thấp

Dù có nhiều yếu tố chưa hài lòng nhưng tỷ lệ nhà đầu tư Nhật Bản cho biết sẽ vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh ở Việt Nam ở mức cao trên 60%.

Vai trò ngày một quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng đang kéo thêm lượng vốn đầu tư quan trọng từ Nhật vào ngành hàng điện tử, theo Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO), theo nội dung bài báo mới được Nikkei đăng tải.

Trong cuộc phỏng vấn mới đây, Trưởng đại diện của JETRO tại Việt Nam, ông Matsumoto Nobuyuki, cho biết nhiều doanh nghiệp sản xuất đã đầu tư vào việc sản xuất các thiết bị cao cấp cũng như nhiều ngành nghề khác tại Việt Nam nhờ vào chính sách trợ cấp dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc của chính phủ Nhật, ngoài ra cũng để đa dạng hóa hoạt động sản xuất ra khắp khu vực Đông Nam Á.

Kết quả khảo sát của JETRO trong thời gian gần đây cho thấy Việt Nam là điểm đến ưu tiên đầu tiên cho các doanh nghiệp Nhật. Việt Nam hiện đã là nơi sản xuất của nhiều doanh nghiệp điện tử lớn của Nhật như Sharp và Murata - cả hai công ty này đều là nhà cung cấp cho Apple.

Tuy nhiên có một số yếu tố khác ví như việc người lao động thiếu kỹ năng, chuỗi cung ứng còn thiếu linh kiện hoặc việc đóng cửa ngăn COVID-19 đã cản trở hoạt động đầu tư, ông Matsumoto nói.

Lần đầu tiên, cuộc khảo sát gần đây của JETRO đã đặt ra câu hỏi liệu các doanh nghiệp có đang cắt giảm khí thải, kết quả cho thấy chỉ 29% doanh nghiệp tại Việt Nam nói “có”, tỷ lệ thấp nhất trong số 18 nước mà JETRO thực hiện khảo sát.

Khi được hỏi kết quả khảo sát nào tạo ra nhiều bất ngờ, ông Matsumoto cho biết đó là tỷ lệ doanh nghiệp kỳ vọng có lãi trong năm 2022. Ở ngưỡng chỉ 59,5%, tỷ lệ này chỉ cao hơn 6 trong 18 nước mà JETRO thực hiện khảo sát. Ông lý giải điều này có nguyên nhân từ việc Việt Nam hiện vẫn đang trong quá trình hồi phục từ sau khi phong tỏa ngặt nghèo để ngăn COVID-19.

Quảng cáo

“Điểm khởi đầu cho Việt Nam chậm hơn nhiều so với những nước khác không phong tỏa”, ông Matsumoto nói.

Trong một nhận xét mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng Việt Nam đang phát triển lên những ngưỡng cao hơn trong chuỗi giá trị, trong đó tỷ lệ hàng công nghệ cao trong xuất khẩu chạm mức 42% trong năm 2020, cao hơn đáng kể từ mức 13% của năm 2010.

Tuy nhiên, tỷ lệ nội địa hóa của các sản phẩm cung ứng chỉ đạt 37,3%, thấp hơn so với Indonesia hay Thái Lan. Hơn thế nữa, ước tính có tới khoảng 72,6% người trả lời cho biết họ cần phải đào tạo nhân lực, cao hơn so với con số 66% tại Đông Nam Á, theo công bố của JETRO.

Ông Matsumoto đưa ra một ví dụ để nói về việc năng suất thấp đang cản trở Việt Nam như thế nào: một doanh nghiệp tại Nhật có thể thử nghiệm thiết bị điện tử bằng cách chụp ảnh nó và kiểm tra với máy tính, tuy nhiên tại Việt Nam, các công đoạn này đều phải thực hiện bằng tay và số lượng người muốn làm nó luôn quá đông.

Ông tin Việt Nam sẽ tự động hóa được những quy trình thâm dụng lao động này và rằng những bất ổn từ các diễn biến khác rồi cũng sẽ qua đi.

Cũng theo kết quả khảo sát của JETRO, ước tính khoảng 60% doanh nghiệp trả lời họ có kế hoạch tiếp tục mở cửa hoạt động kinh doanh trong vòng 1 hoặc 2 năm tới nữa, cao hơn tất cả các nơi khác ngoại trừ Ấn Độ và Bangladesh.

Nhật và Hàn Quốc thường xuyên giữ vị thế nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam, chính phủ hai nước này cũng có chính sách trợ cấp cho doanh nghiệp muốn chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc.

Theo Lao động và Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Đà bán tháo trên Phố Wall lan sang thị trường châu Á

Các công ty công nghệ dẫn đầu sự sụt giảm trên toàn TTCK châu Á chiều 4/9, sau một đợt bán tháo trên Phố Wall do đà giảm mạnh của Nvidia và số liệu đáng thất vọng về hoạt động chế tạo của Mỹ.

Giá dầu, giá vàng và thị trường chứng khoán diễn biến ảm đạm phiên đầu tuần Giá dầu thế giới giảm gần 5% trong phiên 3/9

4 dự án giao thông nghìn tỉ sắp triển khai tại Khu Nam Tp.HCM, “giải cứu” kẹt xe, đổi thay bộ mặt đô thị

Hiện tại, giao thông kết nối giữa khu Nam và trung tâm Tp.HCM chủ yếu thông qua các tuyến đường như Nguyễn Hữu Thọ, cầu Kênh Tẻ, cầu Tân Thuận và Nguyễn Tất Thành.

5 phương án để kết nối giao thông 2 sân bay lớn nhất Việt Nam Các tuyến giao thông thúc đẩy nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

Giá dầu, giá vàng và thị trường chứng khoán diễn biến ảm đạm phiên đầu tuần

Giá dầu tại thị trường châu Á tiếp tục giảm, thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều và giá vàng tại châu Á đi xuống trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 2/9.

Ngành sắn bắt đầu vụ mới, thị trường nhập khẩu chưa sẵn sàng Thị trường chứng khoán có tuần nghỉ ngơi sớm trước lễ Quốc khánh

Xuất nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2024 đạt 473 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/8/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 473,33 tỷ USD, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2023. Điều này cho thấy, xuất khẩu của Việt Nam tới hầu hết các thị trường, đối tác thương mại lớn đều có sự phục hồi tốt và đạt mức tă

Kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng trưởng 2 con số Lần đầu tiên, trong một tháng, xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt “triệu đô”

Kiến nghị đầu tư tuyến đường sắt nối Tp.HCM với sân bay Long Thành (Đồng Nai) hơn 40.000 tỉ đồng

Trong cuộc họp ngày 27/8/2024, tỉnh Đồng Nai kiến nghị sớm đầu tư hệ thống đường sắt kết nối để đồng bộ, đáp ứng nhu cầu khi sân bay Long Thành đưa vào vận hành khai thác (dự kiến vào năm 2026).

Bộ GTVT nói gì về Dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ do Tập đoàn CT Group đề xuất Trung Quốc xây đường sắt cao tốc 350 km/h độc nhất vô nhị ở vùng có cường độ động đất tới 8 độ richter