Nhà đầu tư đồng loạt bán ra, giá dầu sụt 4%

Nỗi lo kinh tế Mỹ suy thoái gây áp lực lên tâm lý các thành viên thị trường năng lượng.

Phiên giao dịch ngày thứ Tư trên thị trường New York, giá dầu giảm khoảng gần 4%. Giá dầu như vậy tiếp nối đà suy giảm từ trước đó. Đáng chú ý, giá dầu vẫn giảm ngay cả sau khi báo cáo công bố cho thấy dự trữ dầu thô giảm sâu hơn so với kỳ vọng của các chuyên gia khi mà nỗi sợ suy thoái kinh tế Mỹ lớn dần.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Năm, giá dầu Brent hạ 3,08USD/thùng tương đương 3,8% xuống 77,69USD/thùng trên thị trường London. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI hạ 2,77USD/thùng tương đương 3,6% xuống 74,30USD/thùng.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố dữ liệu cho thấy dự trữ dầu thô Mỹ trong tuần trước giảm 5,1 triệu thùng xuống 460,9 triệu thùng. Thông tin dự trữ dầu giảm đã giúp hạn chế bớt đà sụt giảm của giá dầu.

Dự trữ các sản phẩm xăng dầu khác đồng thời hạ sâu đến 2,4 triệu thùng xuống còn lần lượt 221,1 triệu thùng và 111,5 triệu thùng.

Chuyên gia tại tổ chức tư vấn Ritterbusch and Associates, ông Jim Ritterbusch, phân tích: “Thị trường năng lượng dường như đang quan tâm nhiều hơn đến rủi ro suy thoái kinh tế chứ không phải một vài số liệu gần đây của EIA lẽ ra sẽ mang đến những diễn biến lạc quan cho thị trường năng lượng”.

Tính đến cuối phiên ngày hôm qua, giá dầu đã để mất gần như toàn bộ thành quả tăng tính từ khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh như Nga, vốn được biết đến với cái tên OPEC+, công bố giảm mạnh sản lượng trước thời điểm cuối năm.

Giá dầu hạ hơn 2% trong phiên giao dịch ngày thứ Ba bởi những nỗi lo về suy thoái kinh tế và kỳ vọng sẽ có thêm những đợt nâng lãi suất có thể làm tổn hại nhu cầu năng lượng.

Quảng cáo

Trong tháng 4/2023, chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ rơi xuống mức thấp nhất trong 9 tháng khi mà nỗi lo về kịch bản suy thoái kinh tế Mỹ tăng lên. Nó tạo ra rủi ro kinh tế rơi vào suy thoái trong năm nay. Số lượng đơn đặt hàng Mỹ tháng 3/2023 giảm sâu hơn so với kỳ vọng.

Nhà đầu tư đồng thời lo ngại rằng các đợt nâng lãi suất của Fed và nhiều ngân hàng trung ương khác trên thế giới sẽ có thể hãm đà tăng trưởng kinh tế và làm tổn hại nhu cầu năng lượng tại Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu (EU).

Trong các cuộc họp chính sách lần tới, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến đều sẽ nâng lãi suất cơ bản.

Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones hạ hơn 200 điểm, nhà đầu tư lo lắng về những vấn đề liên quan đến ngân hàng First Republic và tạm thời không quá quan tâm đến kết quả kinh doanh tích cực của nhiều doanh nghiệp lớn ngành công nghệ.

Theo Wall Street Journal, chỉ số Dow Jones hạ 228,96 điểm tương đương 0,68% và chốt phiên ở mức 33,301,87 điểm dù trước đó trong phiên đã có lúc tăng hơn 100 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 0,38% xuống 4.055,99 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 0,47% lên 11.854,35 điểm. Chỉ số như vậy để mất thành quả tăng điểm trước đó.

Cổ phiếu ngân hàng First Republic hạ gần 30% trong phiên giao dịch, như vậy cổ phiếu này tiếp tục hạ sâu sau khi mất đến 50% vào phiên ngày thứ Ba. Vào cuối ngày thứ Hai, ngân hàng khu vực này công bố tiền gửi tại ngân hàng sụt giảm đến 40% xuống 104,5 tỷ USD trong quý đầu của năm.

Những gì đang diễn ra khiến cho giới đầu tư tài chính lo ngại trở lại về “sức khỏe” của hệ thống ngân hàng. Tình hình rối ren trong ngành ngân hàng Mỹ thực sự bắt đầu với vụ việc đóng cửa của ngân hàng Silicon Valley Bank vào tháng trước, theo Bloomberg News.

Các nhà quản lý ngành ngân hàng Mỹ hiện đang tính đến việc hạ xếp hạng những đánh giá của họ với ngân hàng First Republic, điều này sẽ có thể làm giảm khả năng vay tiền từ kênh khẩn cấp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Theo Thời Đại Sao chép