Kim ngạch xuất khẩu cao su giảm sút, "gỡ" bằng cách nào?

Năm 2022, sản phẩm cao su được xem là điểm sáng khi kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 4,2 tỷ USD tăng 14,0% so với năm 2021. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, mặt hàng xuất khẩu này đang bị chững lại, giảm sút.

Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu lốp xe đạt 2,2 tỷ USD, tăng 22,7% so với năm 2021, chiếm 52,5% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cao su
Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu lốp xe đạt 2,2 tỷ USD, tăng 22,7% so với năm 2021, chiếm 52,5% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cao su

Những năm gần đây, cao su được đánh giá là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và luôn duy trì mức tăng trưởng dương kể từ năm 2018 - 2022. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, mặt hàng xuất khẩu này đang bị chững lại, giảm sút. Do đó, nếu không có những biện pháp kịp thời, việc này sẽ ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu toàn ngành trong năm 2023.

Cụ thể, số liệu thống kê của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho thấy, ước tính trong tháng 3/2023, kim ngạch xuất khẩu cao su đạt khoảng 130 ngàn tấn, trị giá 184 triệu USD, giảm 0,8% về lượng và giảm 0,6% về trị giá so với tháng trước đó.

Lũy kế 3 tháng đầu năm 2023, ước đạt 396 ngàn tấn, trị giá 552 triệu USD, giảm 2,6% về lượng và giảm 22,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Ngọc Thuận, Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) cho biết, trong ngành cao su thì sản phẩm cao su được xuất khẩu nhiều nhất. Năm 2022, sản phẩm cao su được xem là điểm sáng khi kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 4,2 tỷ USD tăng 14,0% so với năm 2021; trong đó, chủ yếu là lốp xe đạt 2,2 tỷ USD, tăng 22,7% so với năm 2021, chiếm 52,5% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cao su và thị trường chủ chốt vẫn là Hoa Kỳ, với nhu cầu nhập khẩu chủ yếu là lốp ô tô con và lốp xe tải.

Tuy nhiên, sang năm nay việc xuất khẩu gặp khó khăn hơn bởi vì sức mua của thị trường thế giới giảm, đặc biệt là sức mua lốp xe ở Mỹ và châu Âu giảm cho nên hiện nay một số công ty xuất khẩu sản phẩm cao su đã bị chựng lại.

Quảng cáo

"Rất khó nói về triển vọng xuất khẩu sản phẩm cao su trong thời gian tới. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là trong quý 2 vẫn khó khăn vì đến giờ vẫn chưa có thông tin gì mới về đơn hàng. Hiện xuất khẩu lốp xe đã giảm từ 20% - 30%", ông Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam nhận định.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quốc Anh, Chủ tịch Hiệp hội Cao su & Nhựa TP.HCM, Giám đốc Công ty TNHH Cao su Đức Minh Sài Gòn cho rằng, không ai có thể đoán được triển vọng của ngành cao su trong năm nay, bởi đến thời điểm này, thị trường vẫn chưa cho thấy có những dấu hiệu tốt hơn, vì vậy, kim ngạch xuất khẩu trong quý 2 dự kiến sẽ chỉ ngang ngửa quý 1.

“Tại Mỹ lạm phát vẫn cao, châu Âu thì dính vào cuộc chiến tranh Nga – Ukraina nên xuất khẩu vào các thị trường này bị giảm sút mạnh. Kim ngạch xuất khẩu của các công ty hiện giảm từ 10 - 12%”, Chủ tịch Hiệp hội Cao su & Nhựa TP.HCM nói.

Ông Lê Hoàng Tài, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, năm 2023, kinh tế thế giới đã có những tín hiệu phục hồi song, thị trường vẫn còn nhiều khó khăn và xuất khẩu cao su được dự báo sẽ còn nhiều thách thức có thể kéo đến trung và dài hạn.

Do vậy, để giữ vững thị trường xuất khẩu, góp phần quảng bá thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cao su Việt Nam trên thị trường quốc tế và đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, Cục Xúc tiến thương mại sẽ tiếp tục phối hợp với VRA triển khai có hiệu quả xúc tiến thương mại và phát triển thương hiệu cao su Việt Nam.

Trước mắt sẽ thường xuyên theo dõi, đánh giá, cập nhật cung cấp thông tin, số liệu thống kê liên quan đến sản xuất, thương mại và dự báo nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cao su, giúp các doanh nghiệp kịp thời xây dựng và điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Tiếp đến, nắm bắt các xu hướng thị trường, tăng cường phối hợp trao đổi với các bộ, ngành và các địa phương, tận dụng sự hỗ trợ của các đại diện thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, từ đó đưa ra kế hoạch xúc tiến thương mại phù hợp, hiệu quả và kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh của doanh nghiệp khi tham gia vào các hoạt động thương mại quốc tế.

Mặt khác, Cục cũng sẽ tuyên truyền quảng bá thương hiệu chứng nhận cao su Việt Nam ra thị trường thế giới, tiếp tục phối hợp cơ quan chức năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận cao su Việt Nam tại các thị trường nước ngoài, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng và nâng cao giá trị sản phẩm thương hiệu của doanh nghiệp khi sử dụng nhãn hiệu.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giá dầu giằng co giữa các yếu tố căng thẳng địa chính trị và nguồn cung

Phiên 19/11, giá dầu ít biến động, khi dấu hiệu leo thang căng thẳng Nga-Ukraine làm dấy lên nguy cơ gián đoạn nguồn cung, nhưng việc mỏ Johan Sverdrup nối lại sản xuất đã hạn chế đà tăng của dầu.

Giá dầu thế giới phục hồi từ mức thấp nhất trong gần hai tuần Giá dầu thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch biến động