Hưng Thịnh Land sắp IPO, bất động sản sắp có thêm cổ phiếu "tỷ đô"

Nhà phát triển bất động sản Hưng Thịnh Land, hướng tới doanh thu và lợi nhuận tăng gấp đôi trong năm nay, đang tiến gần cột mốc niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm sau.

Thị trường mong chờ cổ phiếu “hot”

Hưng Thịnh Land vừa nộp hồ sơ lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, chính thức khởi động lộ trình phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và tiến tới niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vào năm 2023.

Cổ phiếu Hưng Thịnh Land tuy chưa lên sàn nhưng “độ nóng” đã tăng đáng kể từ cuối tháng qua. Đặc biệt khi Dragon Capital và VinaCapital hoàn tất góp vốn 103 triệu USD vào Hưng Thịnh Land, sức hút của doanh nghiệp bất động sản này tăng mạnh. Hưng Thịnh Land sẽ là doanh nghiệp “tỷ đô” tiếp theo vào nhóm doanh nghiệp bất động sản có vốn hóa lớn trên sàn.

Đây cũng là thương vụ giao dịch vốn đầu tiên giúp Hưng Thịnh Land tiếp cận đến thị trường vốn quốc tế, tăng khả năng huy động vốn chi phí thấp hơn trong kế hoạch phát triển dài hạn. Còn về phía các quỹ đầu tư, lợi thế được nhắc đến nhiều là tiềm năng tăng trưởng từ quy mô.

VOF, quỹ đầu tư doanh nghiệp tiềm năng tại Việt Nam thuộc VinaCapital, nhấn mạnh sau khi hoàn tất niêm yết, Hưng Thịnh Land được kỳ vọng trở thành nhà phát triển bất động sản lớn thứ ba trên HOSE, xếp sau Vinhomes và Novaland. Cơ hội để lọt vào rổ cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường cũng không phải là nhỏ.

Với kinh nghiệm hơn 20 năm phát triển dự án đa phân khúc và được thị trường săn đón, Hưng Thịnh Land hiện sở hữu và phát triển 59 dự án đa dạng về loại hình và phân khúc, trong đó 23 dự án đã được bàn giao. Các chỉ số thống kê cho thấy đơn vị này đã đưa ra tổng số hơn 30.000 sản phẩm, phục vụ hơn 100.000 khách hàng, đáp ứng nhu cầu của số đông người mong muốn sở hữu căn nhà đầu tiên.

Trước thềm niêm yết, Hưng Thịnh Land đang đẩy mạnh tái cấu trúc theo chiến lược tổng thể của tập đoàn Hưng Thịnh. Theo đó, công ty này đã và đang nhận chuyển giao toàn bộ mảng phát triển bất động sản nhằm mở rộng quy mô. Tổng tài sản của công ty này tính đến cuối năm 2021 đạt mức 51.393 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với năm 2020.

Báo cáo tài chính năm ngoái cũng thể hiện rõ Hưng Thịnh Land đang tiếp tục gia tăng về cả quỹ đất, số lượng lẫn quy mô dự án. Chẳng hạn, hạng mục hàng tồn kho và chi phí xây dựng cơ bản dở dang đạt 16.593 tỷ đồng, tăng mạnh so với cuối năm 2020. Đây là giá trị quỹ đất mà Hưng Thịnh Land đang sở hữu tại các dự án như Lavita Thuận An (Bình Dương), Grand Center, Ghềnh Ráng, MerryLand Quy Nhơn (Bình Định), Trường Thọ (TP.HCM)…

Bên cạnh đó, khoản mục khoản phải thu (ngắn hạn và dài hạn) đạt 16.771 tỷ đồng, tăng gần 16% so với cùng kỳ, chủ yếu phần tăng lên là để hợp tác đầu tư, mua cổ phần, góp vốn hoặc nhận chuyển nhượng dự án của công ty.

3-moonlight-centre-point-4589.jpg

Dự án Moonlight Centre Point tại số 09, đường Tên Lửa, Quận Bình Tân, TP.HCM

Quảng cáo

Duy trì sức mạnh tài chính ổn định

Theo báo cáo tài chính năm 2021, Hưng Thịnh Land tiếp tục mở rộng mạnh mẽ dù điều kiện thị trường bất lợi do đại dịch COVID-19. Cụ thể, doanh thu đạt mức 4.995 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ. Đóng góp 40% doanh thu trong năm ngoái chủ yếu là nhờ đẩy mạnh bàn giao hơn 1.000 sản phẩm đến khách hàng.

Không chỉ quy mô mà xét về tính hiệu quả, Hưng Thịnh Land cũng gây ấn tượng với lợi nhuận sau thuế tăng mạnh gấp 4 lần so với cùng kỳ, đạt 1.697 tỷ đồng. Nhờ đó, công ty duy trì biên lợi nhuận gộp ổn định ở mức gần 54%, còn biên lợi nhuận ròng đạt hơn 34%.

“Số liệu tài chính tính đến cuối năm 2021 thể hiện rõ tiềm lực và đà tăng trưởng của doanh nghiệp. Hưng Thịnh Land nằm trong nhóm đầu các doanh nghiệp bất động sản có biên lợi nhuận cao trên thị trường”, chuyên gia phân tích của Công ty chứng khoán SSI đánh giá.

Bên cạnh việc duy trì kinh doanh hiệu quả, một ưu điểm khác của Hưng Thịnh Land là sức mạnh và độ an toàn tài chính vẫn duy trì ổn định, đặc biệt là trong bối cảnh công ty này trong thời gian qua vẫn tích cực tích lũy quỹ đất phục vụ cho kế hoạch dài hạn, đồng thời triển khai các dự án quy mô lớn từ quỹ đất sẵn có.

1-merry-land-quynhon-2449.jpg

Toàn cảnh dự án MerryLand Quy Nhon tại Bán đảo Phương Mai, TP.Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định

Báo cáo cuối năm ngoái cũng cho thấy chỉ số nợ vay ròng trên tổng tài sản và nợ vay ròng trên vốn chủ sở hữu lần lượt ở mức thấp hơn 0,5 và 1,5 lần, luôn được kiểm soát và đảm bảo các cam kết của công ty với các đối tác cấp tín dụng.

Tổng nợ vay của Hưng Thịnh Land tính đến cuối năm 2021 ở mức 23.622 tỷ đồng, chủ yếu tài trợ bởi các tổ chức tín dụng trong nước. Cơ cấu nợ vay được duy trì 78% là nợ dài hạn, còn lại là nợ ngắn hạn.

Mặc dù vậy, dòng tiền cũng chịu áp lực khi Hưng Thịnh Land tiếp tục mở rộng quy mô. Năm 2021, dòng tiền hoạt động của công ty có giá trị âm hơn 1.000 tỷ đồng, chủ yếu là do con số hàng tồn kho và khoản phải thu tăng lên để chuẩn bị cho dự án mới.

Tuy nhiên, đây chỉ là áp lực trong ngắn hạn, hơn nữa lượng tiền mặt cuối kỳ vẫn đạt hơn 1.800 tỷ đồng, đảm bảo thanh khoản khi cần thiết. Trong năm ngoái, Hưng Thịnh Land trả nợ vay (gốc lãi) và chi phí liên quan khoảng gần 2.800 tỷ đồng, đều là từ nguồn tiền mặt có sẵn và tiền thu được từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ.

Điều này cho thấy Hưng Thịnh Land có khả năng kiểm soát tốt khả năng vay nợ và dòng tiền. Ngoài khả năng kiểm soát chi phí, năng lực tài chính của Hưng Thịnh Land cũng tăng đáng kể trong thời gian qua. Theo đó, vốn điều lệ tăng 74% so với cùng kỳ, còn tổng vốn chủ sở hữu tăng 2,3 lần so với cùng kỳ, lên mức 15.313 tỷ đồng.

Trong sáu tháng đầu năm 2022, số liệu cập nhật cho thấy Hưng Thịnh Land vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực. Theo đó, có hơn 2.000 sản phẩm với tổng giá trị hơn 10.000 tỷ đồng được thị trường đón nhận. Dự kiến trong năm nay, công ty ghi nhận 10.500 t đồng doanh thu và 3.375 t đồng lợi nhuận sau thuế. Với kết quả kinh doanh dự kiến tăng gấp đôi so với năm ngoái, đây sẽ là “chất xúc tác” quan trọng khi Hưng Thịnh Land chính thức lên sàn niêm yết trong năm sau.

Theo Lao Động và Công Đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Thị trường giao dịch cầm chừng, khối ngoại dừng lại chuỗi 21 phiên bán ròng trên HOSE

Xu hướng của thị trường chưa được thể hiện rõ ràng sau phiên đáo hạn phái sinh. Các cổ phiếu lớn chủ yếu đối kháng nhau khiến cho VN-Index liên tục dao động quanh mốc tham chiếu.

Thị trường gỡ được 23 điểm trong 2 phiên Vinhomes chi 11.000 tỷ đồng cho thương vụ mua cổ phiếu “khủng” nhất thị trường

Chứng khoán châu Á đi lên nhờ hiệu ứng bitcoin

Chiều ngày 22/11, hầu hết các cổ phiếu châu Á đều lên giá, theo đà phục hồi của thị trường Phố Wall và tác động tích cực từ hiện tượng tiền điện tử Bitcoin ngấp nghé ngưỡng 100.000 USD/BTC.

Chứng khoán châu Á ở thế giằng co khi chính sách lãi suất của Fed khó đoán định Các thị trường châu Á tràn ngập sắc xanh, VN-Index vẫn đi dò đáy

Ba chỉ số chứng khoán Mỹ đều tăng điểm trong phiên giao dịch đầy biến động

Chốt phiên 21/11, chỉ số Dow Jones tăng 461,88 điểm, lên 43.870,35 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 31,6 điểm, lên 5.948,71 điểm và chỉ số Nasdaq Composite tăng 6,28 điểm, lên 18.972,42 điểm.

Chứng khoán Mỹ chốt phiên giảm điểm sau phát biểu của Chủ tịch Fed Chứng khoán Mỹ giảm mạnh sau bình luận của giới chức Fed về lãi suất

Thị trường có sự hồi phục "chới với" sau khi bị nhúng xuống dưới 1.200 điểm

Lực cầu bắt đáy đã được kích hoạt thêm sau khi VN-Index có thời điểm giảm xuống dưới 1.200 điểm sáng nay. Tuy nhiên, nỗ lực mua lên trên thị trường không quyết liệt và cũng chưa đồng đều giữa các nhóm ngành.

MBS được "bật đèn xanh" cho đợt phát hành riêng lẻ gần 600 tỷ đồng Các thị trường châu Á tràn ngập sắc xanh, VN-Index vẫn đi dò đáy

Các thị trường châu Á tràn ngập sắc xanh, VN-Index vẫn đi dò đáy

Phiên giảm điểm tiếp nối trong một chuỗi vận động kém tích cực của thị trường không phải điều bất ngờ. Tuy nhiên, nếu xét tới sắc xanh lại xuất hiện đồng loạt tại các chỉ số khu vực, diễn biến ngày hôm nay vẫn gây thất vọng.

Thị trường đi tìm đáy Thị trường "suýt" cắt được mạch giảm điểm

Chứng khoán Trung Quốc nằm trong số thị trường tăng điểm mạnh nhất

Hong Kong (Trung Quốc) và Thượng Hải nằm trong số những thị trường tăng điểm mạnh nhất, nhờ hy vọng Trung Quốc sẽ công bố thêm các biện pháp kích thích kinh tế và thị trường bất động sản.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Các thị trường chứng khoán châu Á mất đà trong phiên chiều 8/11

Kỷ lục buồn của chứng khoán Việt Nam: Khối ngoại bán ròng 85.000 tỷ trên HoSE từ đầu năm

Trong ngắn hạn, áp lực tỷ giá là yếu tố ảnh hưởng lớn đến dòng vốn ngoại. Về dài hạn, việc thiếu hàng hoá mới chất lượng là nguyên nhân chính khiến khối ngoại không mặn mà với chứng khoán Việt Nam.

Thị trường chứng khoán có tuần giao dịch gây thất vọng Thị trường đi tìm đáy

SSI và bài toán của “người khổng lồ” chứng khoán Việt Nam

Là công ty chứng khoán tư nhân đầu tiên tại Việt Nam, SSI gặt hái nhiều thành công sau 25 năm hoạt động. Dù vậy, “người khổng lồ” của ngành chứng khoán cũng đang có bài toán riêng cần giải.

1 công ty chứng khoán vừa được tiền ngoại rót vốn thêm hơn 2.000 tỷ Con đường trở thành "ông trùm" chứng khoán của doanh nhân Nguyễn Duy Hưng

Chứng khoán châu Á ở thế giằng co khi chính sách lãi suất của Fed khó đoán định

Sáng 18/11, các TTCK châu Á diễn biến trái chiều, khi các nhà đầu tư giảm bớt kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất do lo ngại chính sách của ông Donald Trump có thể khiến lạm phát tăng cao trở lại.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Các thị trường chứng khoán châu Á mất đà trong phiên chiều 8/11