Hiệu suất quỹ Pyn Elite Fund âm tháng thứ 2 trong năm

Pyn Elite Fund ghi nhận mức hiệu suất âm 1,71% trong tháng 10 vừa qua, kết thúc chuỗi 5 tháng liên tiếp tăng trưởng. Đây là tháng thứ 2 từ đầu năm, quỹ ghi nhận hiệu suất âm.

Hiệu suất quỹ Pyn Elite Fund âm tháng thứ 2 trong năm

Báo cáo mới cập nhật của Pyn Elite Fund cho thấy, hiệu suất hoạt động của quỹ âm 1,71% trong tháng 10/2024, kết thúc chuõi 5 tháng liên tiếp tăng trưởng và là tháng thứ 2 kể từ đầu năm, quỹ ghi nhận hiệu suất âm.

Mặc dù vậy, sau 10 tháng, hiệu suất đầu tư của Pyn Elite Fund vẫn tương đối cao, đạt 18,54% trong bối cảnh chỉ số VN-Index chưa thành công chinh phục mốc 1.300 điểm và gần đây, một số công ty chứng khoán, chuyên gia thậm chí còn đưa ra dự báo chỉ số có thể giảm về 1.220 điểm.

Nguyên nhân khiến hiệu suất quỹ âm trong tháng vừa qua, theo Pyn Elite Fund, do tâm lý thị trường suy yếu khi USD mạnh lên dẫn đến VND bị mất giá 2,8%. Chỉ số VN-Index cũng giảm 1,8% trong tháng. Tuy nhiên, hiệu suất của quỹ vẫn được hỗ trợ bởi sự vượt trội của STB (+5,5%), ACV (+13,7%) và HVN (+10,5%).

Pyn Elite Fund cho rằng tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết quý III cho thấy xu hướng phục hồi vững chắc. Tổng lợi nhuận ròng của các công ty niêm yết trên HoSE tăng 28% so với cùng kỳ năm trước, trong khi thu nhập của các cổ phiếu cốt lõi của quỹ tăng 30% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, vĩ mô ổn định cũng hỗ trợ thị trường.

Mặc dù bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi vào tháng 9, Việt Nam đã ghi nhận tăng trưởng GDP quý III đặc biệt mạnh mẽ ở mức 7,4% so với cùng kỳ năm trước, vượt xa tất cả dự báo đồng thuận. Động lực tăng trưởng chính là công nghiệp và xây dựng (+9,1% so với cùng kỳ năm trước), dẫn đầu là sản xuất (+11,4% so với cùng kỳ năm trước).

Ngành dịch vụ tăng trưởng 7,5% so với cùng kỳ năm trước, trong khi ngành nông nghiệp tăng trưởng nhẹ hơn ở mức 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu quý III lần lượt mạnh mẽ ở mức 15,8% và 17,2% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát giảm xuống còn 2,6% so với cùng kỳ năm trước vào tháng 9 từ mức 3-4% trong tháng 8 tháng đầu năm. FDI giải ngân trong 9 tháng đầu năm 2024 tăng 8,9% so với cùng kỳ, đạt kỷ lục mới là 17,3 tỷ USD.

Chia sẻ thông tin với nhà đầu tư, người đứng đầu quỹ Pyn Elite Fund - ông Petri Deryng dự phóng tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết có thể đạt khoảng 20-30%. Đặc biệt, các ngân hàng được kỳ vọng sẽ có kết quả tăng trưởng mạnh mẽ, vượt trung bình tăng trưởng lợi nhuận của toàn thị trường.

Quảng cáo

Nhìn rộng hơn, lợi nhuận của các ngân hàng trong 12 tháng tới cũng tương đối tích cực, cổ phiếu đang được định giá thấp so với tăng trưởng lợi nhuận và hệ số định giá lịch sử.

Về vĩ mô, theo ông Petri, nền kinh tế Việt Nam khởi sắc và tăng trưởng GDP có thể đạt mức ấn tượng 6,5% trong năm 2024. Tuần qua, Quốc hội dành cả ngày làm việc thứ sáu của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV để thảo luận về nhiều nội dung, trong đó có tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2024, dự kiến kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2025 và một số nội dung về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước.

Ông Petri Deryng kỳ vọng đầu tư công sẽ tạo động lực tích cực cho cả khu vực tư nhân và kích thích tiêu dùng nội địa, đặc biệt trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Trở lại với quỹ Pyn Elite Fund, nhóm tài chính (ngân hàng, chứng khoán) chiếm áp đảo cả về số lượng và tỷ trọng. Top 10 danh mục của quỹ có đến 5 cổ phiếu ngân hàng với tổng tỷ trọng gần 49%. Riêng Sacombank (STB) chiếm đến 1/5 danh mục của quỹ.

screenshot-2024-11-11-at-10.59.07.png

Top 10 khoản đầu tư lớn nhất của quỹ vào cuối tháng 10 có sự xuất hiện của Vietcap (VCI). Theo Pyn Elite Fund, Vietcap là một trong những công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam, hiện đang xếp hạng 4 về thị phần môi giới (6,8% trong quý III/2024). Vietcap duy trì vị trí số 1 trong lĩnh vực môi giới tổ chức với thị phần khoảng 30%, được hỗ trợ bởi năng lực vượt trội trong ngân hàng đầu tư và nghiên cứu.

Pyn đánh giá Vietcap sẽ được hưởng lợi nếu Việt Nam được FTSE nâng hạng lên thị trường mới nổi vào quý III/2025, đặc biệt là sau khi Thông tư 68 cho phép nhà đầu tư nước ngoài không cần ký quỹ 100% trước khi giao dịch (Non Pre-funding) có hiệu lực từ đầu tháng 11. Điểm mạnh của Vietcap còn nằm ở giao dịch độc quyền, với danh mục đầu tư đã niêm yết và chưa niêm yết mang lại hiệu suất vượt trội.

Mới đây, Vietcap đã hoàn tất đợt chào bán riêng lẻ 144 triệu cổ phiếu, trong đó Pyn Elite Fund tham gia bằng cách nắm giữ 15% với mức chiết khấu hấp dẫn. Quỹ ngoại đánh giá nguồn vốn mới sẽ cải thiện vị thế tài chính của công ty chứng khoán này, thúc đẩy mở rộng thị phần và tăng trưởng lợi nhuận trong 5 năm tới.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Cổ phiếu HQC, HAG, ANV tăng trần 2 phiên liên tiếp khi lãnh đạo chưa kịp vào “bắt đáy”

Giữa lúc giá cổ phiếu giảm sâu trong bối cảnh thị trường chứng khoán biến động mạnh do tác động từ thông tin về chính sách thuế quan mới của Mỹ, lãnh đạo và người có liên quan của HQC, ANV, HAG đã đăng ký mua vào hàng triệu cổ phiếu.

Bắt đáy đúng cổ phiếu bluechip khỏe nhất thị trường, hoa hậu Mai Phương Thúy lãi ngay 2 cây trần, kiếm hơn 3 tỷ sau 2 ngày Sau 5 năm, quỹ ngoại Pyn Elite Fund trở lại mua MWG, đưa MWG vào top 10 danh mục

Sau 5 năm, quỹ ngoại Pyn Elite Fund trở lại mua MWG, đưa MWG vào top 10 danh mục

Pyn Elite Fund đã đưa cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động trở lại top 10 khoản đầu tư lớn nhất danh mục với tỷ trọng 4% vào cuối tháng 3/2025. Trước đó, Pyn Elite Fund từng chốt lời MWG sau khi thu về khoản lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng.

Doanh số chuỗi điện thoại, điện máy của MWG tăng 32% dù giảm hơn 200 cửa hàng Nhận định khó khăn, MWG vẫn kiên định với mục tiêu doanh thu 150.000 tỷ đồng, lợi nhuận 4.850 tỷ đồng

Thị trường tăng điểm sau 4 phiên giảm liên tiếp vì quyết định hoãn áp thuế đối ứng, nhà đầu tư nên làm gì?

Nhà đầu tư nên bình quân giá vốn và hạ margin về mức an toàn, sau đó giảm về mức thấp vì giai đoạn 90 ngày tới rất khó đoán định. Nên giải ngân một phần vào các tài sản có thu nhập cố định để giảm rủi ro, bà Cao Thị Ngọc Quỳnh, Giám đốc Khối Khách hàng Tổ

Chứng khoán châu Á tăng mạnh sau tuyên bố hoãn áp thuế từ Mỹ Chứng khoán SHS dừng phát hành cổ phiếu tỷ lệ 1:1, ước lãi 325 tỷ đồng trong quý I/2025

Phố Wall lao dốc do lo ngại tác động của cuộc chiến thuế quan

Các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm mạnh trong phiên giao dịch 10/4, do lo ngại ngày càng gia tăng về tác động kinh tế từ cuộc chiến thuế quan trên nhiều mặt trận.

Hai chỉ số chính trên Phố Wall ghi nhận quý giảm mạnh nhất kể từ năm 2022 Bong bóng AI trên Phố Wall: Thực tế hay chỉ là sự thổi phồng?

Chứng khoán SHS dừng phát hành cổ phiếu tỷ lệ 1:1, ước lãi 325 tỷ đồng trong quý I/2025

ĐHĐCĐ thường niên 2025 của CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) vừa thông qua dừng phương án phát hành cổ phiếu tỷ lệ 1:1 thay bằng phương án phát hành trái phiếu hạn mức 5.000 tỷ đồng. Mục tiêu trọng tâm là mở rộng quy mô cho vay trong năm 2025.

Chứng khoán ORS lùi ngày họp ĐHĐCĐ tới cuối tháng 6/2025 Thị trường có phiên tăng lịch sử, bóng dáng của đáy 1

Mỹ: "Bộ bảy quyền lực" lấy lại 1.500 tỷ USD giá trị thị trường

Cổ phiếu của nhóm Magnificent Seven, bao gồm “gã khổng lồ” chip AI Nvidia, Apple, Tesla, Microsoft, Alphabet, công ty mẹ của Facebook là Meta, và Amazon - đã tăng từ 9,68% đến 22,69% khi đóng cửa.

Chứng khoán Mỹ rung lắc dữ dội xung quanh "tin giả" ông Trump hoãn đánh thuế châu Á: Nhà đầu tư như chơi "tàu lượn siêu tốc" Chứng khoán Mỹ khó "lội ngược dòng" nhanh chóng như năm 2020