Giá dầu thu hẹp đà tăng sau khi Mỹ hoãn áp thuế quan đối với Mexico

Giá dầu thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch biến động ngày 3/2, giữa lúc thị trường đang xem xét tác động từ kế hoạch áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với Canada, Mexico và Trung Quốc.

150008-gia-dau-the-gioi-thap-nhat-tu-dau-nam.jpg
Giá dầu thu hẹp đà tăng sau khi Mỹ hoãn áp thuế quan đối với Mexico. Ảnh: AFP/TTXVNGiá dầu

Brent giao tháng Tư tăng 29 xu Mỹ, tương đương 0,4%, lên 75,96 USD/thùng, trong khi giấ dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 63 xu Mỹ, tương đương 0,9%, lên 73,16 USD/thùng.

Trước đó trong phiên này, giá dầu có thời điểm tăng hơn 1 USD/thùng, trước khi ông Trump tạm dừng áp thuế mới lên Mexico trong một tháng, sau khi Mexico đồng ý tăng cường an ninh biên giới phía Bắc.

Cuối tuần qua, ông Trump đã quyết định áp thuế quan hàng loạt lên hàng hóa từ Mexico, Canada và Trung Quốc, khởi động một cuộc chiến thương mại có thể làm giảm tăng trưởng toàn cầu và gây ra lạm phát.

Quảng cáo

Theo Bộ Năng lượng Mỹ, Canada và Mexico chiếm khoảng 25% lượng dầu mà các nhà máy lọc dầu của Mỹ chế biến thành các loại nhiên liệu như xăng và dầu sưởi.

Ngành sản xuất của Mỹ đã tăng trưởng lần đầu tiên sau hơn hai năm vào tháng Một, nhưng sự phục hồi này có thể sẽ không kéo dài, do thuế quan của ông Trump có thể làm tăng giá nguyên liệu thô và gây rối loạn chuỗi cung ứng.

Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh Boston Susan Collins cho biết thuế quan mà chính quyền Trump công bố có thể đẩy lạm phát tăng cao. Bà cho rằng tình hình hiện tại đang bất ổn và Fed không cần phải nhanh chóng thay đổi định hướng chính sách tiền tệ.

Lạm phát cao hơn có thể khiến Fed tăng lãi suất để kìm hãm đà tăng của giá cả. Điều đó có thể làm tăng chi phí vay và kìm hãm tăng trưởng kinh tế, từ đó làm giảm nhu cầu năng lượng.

Các nguồn tin trong ngành cho biết thuế quan sẽ làm tăng chi phí cho các loại dầu thô nặng mà các nhà máy lọc dầu của Mỹ cần để sản xuất tối ưu. Chuyên gia Mukesh Sahdev tại Rystad Energy đự đoán giá xăng ở Mỹ chắc chắn sẽ tăng do thiếu dầu thô cho các nhà máy lọc dầu và thiếu sản phẩm nhập khẩu.

Trong khi đó, Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, đã đồng ý tiếp tục chính sách tăng dần sản lượng dầu từ tháng Tư, và loại Cơ quan quản lý thông tin năng lượng của Chính phủ Mỹ khỏi các nguồn được sử dụng để theo dõi sản lượng.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giá dầu thế giới quay đầu giảm mạnh do căng thẳng Mỹ-Trung

Phiên 10/4, giá dầu giảm hơn 2 USD/thùng, xóa bỏ đà tăng của phiên trước đó, khi các nhà đầu tư đánh giá lại việc tạm dừng áp thuế quan diện rộng của Mỹ và chú ý đến căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp của gần 4 năm Chiều 8/4, giá dầu tăng khoảng 1% sau khi chạm đáy gần 4 năm

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp của gần 4 năm

Phiên giao dịch này đã ghi nhận sự biến động mạnh khi giá có lúc giảm hơn 3 USD/thùng, nhưng sau đó lại tăng hơn 1 USD/thùng sau khi có thông tin cho rằng Mỹ đang xem xét tạm dừng áp thuế 90 ngày.

Giá dầu giảm mạnh do lo ngại về thuế quan mới của Mỹ Giá dầu tiếp tục lao dốc do lo ngại chiến tranh thương mại toàn cầu

Giá dầu đảo chiều giảm mạnh sau khi Tổng thống Trump công bố thuế đối ứng

Sau khi tăng 1 USD trong phiên ngày 2/4, giá dầu thế giới đảo chiều giảm mạnh trong phiên giao dịch ngoài giờ, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế đối ứng với các đối tác thương mại.

Mỹ đe dọa áp thuế, giá dầu biến động trái chiều Giá dầu nhích nhẹ sau khi Mỹ cảnh báo trừng phạt "vàng đen" của Nga