Giá dầu thế giới lên mức cao nhất trong hai tuần

Trong phiên giao dịch ngày 11/2, giá dầu thế giới tăng lên mức cao nhất trong hai tuần, khi các lệnh trừng phạt làm dấy lên lo ngại về nguồn cung dầu từ Nga và Iran.

143138-chu-ng-khoa-n-toan-cau-tang-gia-dau-giam-sau-ngay-to-ng-tho-ng-donald-trump-nham-chuc.jpg
Giàn khoan dầu tại Texas, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN

Tuy nhiên, những lo ngại về tác động của cuộc chiến thuế quan đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã kìm hãm đà tăng của giá dầu.

Chốt phiên này, giá dầu Brent giao dịch kỳ hạn tăng 1,13 USD (1,5%) lên 77 USD/thùng; còn giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1 USD (1,4%) lên 73,32 USD/thùng. Cả hai loại dầu này đều đã tăng giá trong ba ngày liên tiếp và đóng cửa ở mức cao nhất kể từ ngày 28/1.

Ông John Evans, nhà phân tích dầu mỏ tại công ty môi giới dầu mỏ PVM, cho rằng giá dầu thô châu Á vẫn vững khi Mỹ siết chặt xuất khẩu dầu của Iran, và các lệnh trừng phạt tiếp tục gây ảnh hưởng đến nguồn cung từ Nga.

Các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào các tàu chở dầu, nhà sản xuất và công ty bảo hiểm đã gây ra những gián đoạn đáng kể cho các chuyến hàng dầu của Nga đến các nhà nhập khẩu lớn như Trung Quốc và Ấn Độ.

Quảng cáo

Bên cạnh đó, giá dầu cũng nhận được hỗ trợ khi Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với mạng lưới vận chuyển dầu của Iran sang Trung Quốc, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tái khởi động chiến dịch "gây áp lực tối đa" lên xuất khẩu dầu của Iran vào tuần trước.

Thêm vào đó, tình hình bất ổn tại khu vực Trung Đông cũng làm gia tăng thêm những lo ngại về nguồn cung.

Tuy nhiên, những lo ngại rằng các biện pháp thuế quan mới nhất của Tổng thống Trump có thể làm suy yếu tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu năng lượng đã kìm hãm đà tăng của giá dầu.

Ngày 10/2, Tổng thống Trump đã tăng thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu lên 25% mà "không có ngoại lệ hay miễn trừ".

Mexico, Canada và Liên minh châu Âu đã chỉ trích quyết định của ông Trump về việc áp thuế đối với tất cả thép và nhôm nhập khẩu vào tháng tới. Động thái làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến thương mại.

Trong một báo cáo gửi tới khách hàng, các nhà phân tích của ngân hàng Morgan Stanley nhận định rằng các loại thuế quan và thuế trả đũa có khả năng đè nặng lên các hoạt động kinh tế toàn cầu, và gây ra sự bất ổn về nhu cầu dầu.

Trong khi đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự báo rằng cả nguồn cung và nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng lên mức cao kỷ lục trong năm 2025 và 2026.

EIA dự kiến tổng sản lượng dầu mỏ thế giới sẽ tăng lên 104,6 triệu thùng/ngày vào năm 2025 và 106,2 triệu thùng/ngày vào năm 2026, so với mức 102,8 triệu thùng/ngày năm 2024. EIA cũng dự báo tổng mức tiêu thụ dầu mỏ thế giới sẽ tăng lên 104,1 triệu thùng/ngày vào năm 2025 và 105,2 triệu thùng/ngày vào năm 2026, so với mức 102,8 triệu thùng/ngày vào năm 2024.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giá dầu thế giới quay đầu giảm mạnh do căng thẳng Mỹ-Trung

Phiên 10/4, giá dầu giảm hơn 2 USD/thùng, xóa bỏ đà tăng của phiên trước đó, khi các nhà đầu tư đánh giá lại việc tạm dừng áp thuế quan diện rộng của Mỹ và chú ý đến căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp của gần 4 năm Chiều 8/4, giá dầu tăng khoảng 1% sau khi chạm đáy gần 4 năm

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp của gần 4 năm

Phiên giao dịch này đã ghi nhận sự biến động mạnh khi giá có lúc giảm hơn 3 USD/thùng, nhưng sau đó lại tăng hơn 1 USD/thùng sau khi có thông tin cho rằng Mỹ đang xem xét tạm dừng áp thuế 90 ngày.

Giá dầu giảm mạnh do lo ngại về thuế quan mới của Mỹ Giá dầu tiếp tục lao dốc do lo ngại chiến tranh thương mại toàn cầu

Giá dầu đảo chiều giảm mạnh sau khi Tổng thống Trump công bố thuế đối ứng

Sau khi tăng 1 USD trong phiên ngày 2/4, giá dầu thế giới đảo chiều giảm mạnh trong phiên giao dịch ngoài giờ, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế đối ứng với các đối tác thương mại.

Mỹ đe dọa áp thuế, giá dầu biến động trái chiều Giá dầu nhích nhẹ sau khi Mỹ cảnh báo trừng phạt "vàng đen" của Nga