Giá dầu tăng trong phiên đầu tuần tại châu Á

Trong phiên sáng 22/7 tại châu Á, giá dầu Brent tăng 48 xu Mỹ, lên 83,1 USD/thùng và giá dầu ngọt nhẹ WTI kỳ hạn của Mỹ tăng 42 xu Mỹ, lên 80,55 USD/thùng.

200838-gia-dau-the-gioi-tang-nhe-truoc-them-cuoc-hop-cua-opec-.jpg
Giá dầu tăng trong phiên đầu tuần tại châu Á. Ảnh: AFP/ TTXVN

Giá dầu tăng vào đầu phiên 22/7 tại châu Á, khi các nhà đầu tư tiếp tục theo sát các dấu hiệu về chu kỳ hạ lãi suất tại Mỹ được cho là sẽ bắt đầu sớm nhất vào tháng 9/2024.

Giá dầu Brent tăng 48 xu Mỹ, hay 0,57%, lên 83,1 USD/thùng vào lúc 7 giờ 35 phút (theo giờ Việt Nam) và giá dầu ngọt nhẹ WTI kỳ hạn của Mỹ tăng 42 xu Mỹ, hay 0,52%, lên 80,55 USD/thùng.

Quảng cáo

ANZ Research cho rằng, sau cuộc họp vào tháng 6/2024 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), số liệu cho thấy lạm phát giảm và thị trường việc làm đang tái cân bằng, có thể cho phép Fed bắt đầu hạ lãi suất vào tháng 9 tới.

Tại cuộc họp vào ngày 30-31/7 của Fed, các nhà đầu tư nhận định lãi suất sẽ được giữ nguyên, trong khi chờ các dấu hiệu cho thấy lãi suất sẽ hạ sau đó trong năm nay.

Trên chính trường, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã từ bỏ nỗ lực tái tranh cử dưới sức ép từ đảng Dân chủ và ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris trở thành ứng cử viên của đảng này trong cuộc đua với ông Donald Trump của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới.

Tại Trung Quốc, việc tăng trưởng kinh tế ở mức 4,7% trong quý II/2024, chậm hơn dự kiến, gây lo ngại về nhu cầu dầu của nước này và tiếp tục gây sức ép lên giá dầu.

Ngày 21/7, Trung Quốc đã công bố văn bản chính sách với các tham vọng, từ việc phát triển các ngành công nghiệp tiên tiến đến việc cải thiện môi trường kinh doanh.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp lúng túng trong việc lập bản đồ định vị rừng trồng

EU thuộc top thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ lớn của Việt Nam. Quy định của EU về chống phá rừng và suy thoái rừng (EUDR) có hiệu lực từ tháng 6/2023, triển khai thực hiện vào ngày 01/01/2025. Hiện nay doanh nghiệp chưa biết làm thế nào để xác định được bản đồ rừng trồng và ai sẽ là người xác nhận?

Thiếu vốn, doanh nghiệp xuất khẩu gạo luôn “bán trước, mua sau” Ấn Độ quay lại xuất khẩu gạo, thị trường gạo trong nước có bị ảnh hưởng?

Giá dầu thế giới giảm mạnh do lo ngại về nhu cầu

Phiên 4/9, giá dầu thô thế giới giảm hơn 1 USD/thùng, trước những lo ngại về nhu cầu trong những tháng tới, giữa lúc các nhà sản xuất dầu thô phát đi những tín hiệu trái chiều về việc tăng nguồn cung.

Giá dầu, giá vàng và thị trường chứng khoán diễn biến ảm đạm phiên đầu tuần Giá dầu đảo chiều tăng nhẹ sau đà lao dốc

Giá hạt tiêu trong nước giảm, vẫn cao hơn cùng kỳ

Doanh nghiệp thu mua đã hạn chế giao dịch sau thời gian gom hàng sôi động trước đó để phục vụ sau kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh, khiến giá tiêu trong nước giảm từ 500 - 1.000 đồng/kg, tùy địa phương.

Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam Xuất khẩu hồ tiêu dự báo giảm

Ấn Độ quay lại xuất khẩu gạo, thị trường gạo trong nước có bị ảnh hưởng?

Ấn Độ đang xem xét nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non- basmati (gạo 5% tấm thường) đã áp dụng trong một năm qua trong bối cảnh lượng dự trữ dư thừa và diện tích trồng lúa tăng đáng kể. Việc Ấn Độ quay lại thị trường, có ảnh hưởng đến gạo Việt Nam?

Kiểm tra hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo tại 4 doanh nghiệp

“Giằng co” giá gạo xuất khẩu giữa doanh nghiệp Việt Nam và thương nhân Philippines

Nguồn tin thương mại cho biết “các thương nhân Philippines cho rằng, giá gạo tăng cao doanh nghiệp Việt Nam không giao hàng, muốn đàm phán lại. Để tránh gián đoạn nguồn cung trong nước, họ đang kêu gọi chính phủ can thiệp”.

Cắt giảm thuế nhập khẩu gạo có hiệu lực khiến thương nhân Philippines tăng nhận hàng Giá gạo trong nước đang cao hơn giá nhập khẩu của thương nhân Philippines