Giá cực rẻ, mặt hàng này từ Thái Lan về Việt Nam tăng gấp 3 lần, là cứu tinh giúp Việt Nam 'hốt bạc' từ Trung Quốc

Giá mặt hàng này về Việt Nam đã giảm đến 51% so với năm 2022.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu phân bón về Việt Nam trong năm 2023 đạt gần 4,12 triệu tấn với trị giá đạt hơn 1,41 tỷ USD, tăng 21,3% về lượng nhưng giảm 12,8% về trị giá so với năm 2022.

Giá nhập khẩu ghi nhận một năm giảm mạnh so với năm 2022, bình quân đạt 343 USD/tấn, giảm 28%.

Xét về thị trường, Trung Quốc là nhà cung cấp lớn nhất của Việt Nam với hơn 2,4 triệu tấn, tương đương hơn 662 triệu USD, chiếm tỷ trọng gần 50% cả về lượng lẫn kim ngạch.

c2-3314.png

Nga là thị trường lớn thứ 2 với 288.727 tấn, tương đương hơn 132 triệu USD, chiếm tỷ trọng hơn 7% về sản lượng. Nhà cung cấp phân bón lớn thứ 3 của Việt Nam là Lào với 279.752 tấn, tương đương hơn 92 triệu USD, chiếm tỷ trọng 6,8%.

Quảng cáo

Đáng chú ý, một quốc gia đang tăng mạnh xuất khẩu phân bón đến Việt Nam với mức tăng trưởng cao nhất trong số các nhà cung cấp là Thái Lan với mức tăng 215%. Cụ thể, trong năm 2023, nước ta nhập khẩu từ Thái Lan 14.844 tấn phân bón, trị giá hơn 5,7 triệu USD, tăng gấp 3 lần về sản lượng và tăng 54% về trị giá. Tuy nhiên dù có mức tăng mạnh nhất nhưng tỷ trọng của nhà cung cấp Thái Lan chỉ chiếm rất nhỏ, dưới 1%.

c3-8488.png

Giá nhập khẩu đạt bình quân 384 USD/tấn, giảm 51% so với năm trước.

Phân bón được mệnh danh là mặt hàng "cứu tinh" của các loại nông sản Việt Nam – mặt hàng đã thu về hơn 5 tỷ USD trong năm 2023 với khách hàng lớn nhất là Trung Quốc, chiếm tỷ trọng đến trên 80%. Nhu cầu của Trung Quốc đối với các mặt hàng nông sản của Việt Nam vẫn rất cao, dự báo tiếp tục bùng nổ trong năm 2024. Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 1.000 doanh nghiệp sản xuất phân bón, với sản lượng khoảng 11 triệu tấn phân bón ở cả 2 dòng sản phẩm chính là phân bón vô cơ lẫn hữu cơ.

Đối với Thái Lan, theo Modor Intelligence, quy mô thị trường phân bón Thái Lan ước tính đạt 2,26 tỷ USD vào năm 2023 và dự kiến đạt 3,08 tỷ USD vào năm 2028, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 6.40% trong giai đoạn dự báo (2023-2028).

Sử dụng phân bón ở Thái Lan là một phần không thể thiếu trong nông nghiệp, do sự suy giảm đất canh tác và vai trò ngày càng tăng của xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp trong nền kinh tế. Tuy nhiên, Thái Lan có nguồn cung nguyên liệu thô cho phân bón hạn chế, do đó nhập khẩu cả nguyên liệu thô và các loại hỗn hợp trước để sản xuất và phân phối trong nước ở mức cao.

Phân đạm là mặt hàng phân bón quan trọng nhất thế giới khi chiếm 56% tổng sản lượng tiêu thụ toàn cầu giai đoạn 2015 – 2022. Theo sau, phân lân và phân kali lần lượt chiếm tỷ trọng 24% và 19% tổng sản lượng tiêu thụ phân bón cùng giai đoạn.

Theo Hiệp hội Phân bón thế giới (IFA), tổng sản lượng phân bón thế giới năm 2023 kỳ vọng phục hồi tích cực 4% trong năm 2023, trước khi tăng tiếp 1,8% trong 2024. Trong khi, Rabobank dự báo có phần lạc quan hơn với mức tăng chung cho mảng phân bón toàn cầu năm 2023 và 2024 lần lượt đạt 3% và 5%. Đây là cơ sở kỳ vọng cho triển vọng chung ngành phân bón thế giới sẽ cải thiện trong năm 2024.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ chạm đáy 17 tháng

Một đại lý có trụ sở tại New Delhi thuộc một công ty thương mại toàn cầu cho biết các nhà xuất khẩu trong tuần này đã điều chỉnh giá vì cân nhắc đến xu hướng suy giảm của đồng rupee.

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ ổn định gần mức thấp nhất trong 15 tháng Xuất khẩu gạo của Ấn Độ vượt 1 tỷ USD trong tháng 10 vừa qua

Chính phủ Nga thông báo gia hạn lệnh cấm xuất khẩu gạo thêm sáu tháng

Theo thông báo, lệnh cấm của Nga không áp dụng đối với xuất khẩu gạo sang các nước thành viên Liên minh kinh tế Á-Âu (gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan), vùng Nam Ossetia và Abkhazia.

Nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới tuyên bố động thái ‘bất ngờ’, Nga thêm áp lực giữa lệnh trừng phạt Giá dầu Nga vượt mức trần của phương Tây

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống