DXY “hạ nhiệt” - tín hiệu tích cực cho VND?

Trong báo cáo tiền tệ mới công bố, chuyên gia phân tích tại công ty chứng khoán MB nhận định thách thức tỷ giá vẫn còn khi cuộc chiến thương mại được dự báo sẽ là yếu tố hỗ trợ cho đồng USD trong thời gian tới.

DXY “hạ nhiệt” - tín hiệu tích cực cho VND?
Hình minh họa.

Chỉ số DXY "hạ nhiệt"

Khởi đầu tháng 1 ở mức 109,4, chỉ số DXY đã duy trì xu hướng tăng và thậm chí đạt mốc 110 – mức cao nhất trong hơn hai năm – vào ngày 13/1. Đà tăng diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ vẫn đang tăng trưởng vững chắc khi ngành sản xuất lần đầu tiên đạt tăng trưởng dương sau 2 năm với chỉ số PMI đạt mức 50,9 điểm trong tháng 1, tăng trưởng việc làm cũng bất ngờ tăng tốc trong tháng 12, trong khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 4,1% và tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 2,8% nhờ chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ.

Tuy nhiên, đồng bạc xanh đã suy giảm sau khi Tổng thống Trump nhậm chức và xác nhận sẽ chưa áp thuế quan ngay trong ngày đầu tiên tại vị. Động thái này cho thấy định hướng của Mỹ trong việc sử dụng thuế quan như một công cụ để đàm phán và mong muốn đạt được thỏa thuận với các quốc gia khác. Do đó, quyết định này đã khiến chỉ số DXY giảm xuống mức 108 vào ngày 21/1.

Đáng chú ý, mặc dù lạm phát đã hạ nhiệt đáng kể so với mức cao nhất trong 40 năm vào giữa năm 2022, nhưng vẫn là một thách thức đối với Fed trong việc tiếp tục cắt giảm lãi suất. Áp lực lạm phát vẫn kéo dài trong tháng cuối năm 2024, khi chỉ số PCE tăng 2,6% trong tháng 12 – vẫn cao hơn mục tiêu 2% của Fed.

Trước những tác động mà các chính sách của chính quyền mới có thể gây ra và rủi ro lạm phát kéo dài, các quan chức Fed đã quyết định tạm dừng cắt giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 1 sau ba lần cắt giảm trong năm 2024. Theo đó, chỉ số DXY đã phục hồi nhẹ lên mức 108,4 vào cuối tháng.

Quảng cáo

Áp lực tỷ giá vơi bớt nhưng vẫn còn hiện hữu

Theo đánh giá của MBS, Việc đồng USD suy yếu trong tháng đã giúp giảm đáng kể áp lực lên tỷ giá. Bên cạnh đó, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng đã duy trì ở mức khá cao trong kỳ do thiếu hụt thanh khoản hệ thống khi nhu cầu chi tiêu tăng mạnh trong giai đoạn Tết Nguyên đán. Yếu tố này đã góp phần giúp giảm chênh lệch lãi suất giữa đồng USD và VND, qua đó hỗ trợ chống lại sự mất giá của đồng VND. Nhờ đó, tỷ giá liên ngân hàng đã giảm 1,6% trong tháng xuống mức 25.082 VND/USD vào cuối tháng 1.

Tỷ giá thị trường tự do cũng có những diễn biến tương tự khi giảm về mức 25.500 VND/USD vào cuối tháng, trong khi tỷ giá trung tâm niêm yết tại 24.325 VND/USD, giảm lần lượt 0,1% và 1% so với đầu năm 2025.

Tuy nhiên, MBS cũng nhận định thách thức vẫn còn khi cuộc chiến thương mại được dự báo sẽ là yếu tố hỗ trợ cho đồng USD trong thời gian tới. Gần đây, Trung Quốc đã tuyên bố áp thuế đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ nhằm đáp trả các mức thuế mới mà Mỹ áp đặt lên hàng hóa Trung Quốc, làm bùng phát trở lại căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Ngoài ra, Mỹ sẽ có thể áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Mexico và Canada kể từ tháng 3 nếu các cuộc đàm phán không đạt được kết quả như mong đợi. Những rủi ro liên quan đến chính sách thuế quan của Trump sẽ tiếp tục củng cố vị thế của đồng USD. Do đó, rủi ro tỷ giá vẫn sẽ cần được chú ý trong thời gian tới.

MBS kỳ vọng tỷ giá sẽ dao động trong khoảng 25.500 – 25.800 VND/USD trong quý I/2025 khi các kế hoạch nới lỏng tài khóa của chính quyền mới, kết hợp với các chính sách nhập cư chặt chẽ hơn, cùng với lãi suất cao của Mỹ so với các nước khác và chủ nghĩa bảo hộ tương đối cao của Mỹ, dự kiến sẽ hỗ trợ cho việc gia tăng giá trị của đồng USD trong năm 2025.

Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố tích cực hỗ trợ cho đồng VND như: Thặng dư thương mại tích cực (~3,03 tỷ USD trong tháng 1/2025), lượng vốn FDI giải ngân dồi dào (1,51 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ) và du lịch phục hồi mạnh mẽ (tăng 36,9% so với cùng kỳ trong tháng 1/2025). Ngoài ra, sự ổn định của môi trường vĩ mô nhiều khả năng sẽ được duy trì và cải thiện hơn nữa sẽ là cơ sở để ổn định tỷ giá trong năm 2025.

Theo Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Vàng - Tiền

Liên tiếp xác lập kỷ lục mới, giá vàng sắp tới sẽ ra sao?

Giá vàng đang trên đà tăng mạnh và có thể tiếp tục lập đỉnh mới trong năm 2025. Tuy nhiên, sự biến động của thị trường tài chính, chính sách điều hành và diễn biến kinh tế toàn cầu sẽ là những yếu tố quyết định xu hướng giá vàng trong thời gian tới.

Giá vàng thế giới đột ngột "lao dốc" Chuyên gia quốc tế: Sau khi tăng mạnh, giá vàng đã đến lúc tạm nghỉ Giá vàng thế giới có giảm tiếp?

Đề xuất Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước phối hợp quản lý sàn giao dịch tiền mã hóa

Tại dự thảo Nghị quyết về thí điểm phát hành, giao dịch tiền mã hóa, tài sản mã hóa, Bộ Tài chính đề xuất cơ chế phối hợp với Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước trong quản lý nhằm hạn chế tối đa rủi ro về an ninh tài chính.

Thứ trưởng Bộ Tài chính: Sẽ thí điểm vận hành sàn giao dịch tiền ảo Thủ tướng yêu cầu báo cáo về Nghị quyết quản lý tiền ảo trước 13/3