Dragon Capital: Dòng tiền trở lại chứng khoán mạnh mẽ nhờ niềm tin vào chính sách kích thích tăng trưởng

Các chuyên gia của Dragon Capital cho rằng, bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện có nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực cho thị trường chứng khoán. Điều này góp phần thu hút dòng tiền trở lại mạnh mẽ thời gian gần đây.

Sau khi vượt 1.300 điểm vào đầu tuần trước, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục vận động theo xu hướng tích cực. VN-Index có khoảng thời gian nằm trên ngưỡng 1.300 điểm dài nhất trong vòng gần 3 năm, kể từ tháng 4/2022.

Đáng chú ý, tâm lý nhà đầu tư đang được cải thiện, dòng tiền quay trở lại mạnh mẽ và có sự lan toả giữa các nhóm ngành. Thanh khoản thị trường tăng vọt với giá trị khớp lệnh bình quân trên HoSE trong tháng 2 đạt hơn 14.000 tỷ/phiên, gấp rưỡi tháng đầu năm và là mức cao nhất kể từ tháng 8/2024.

Đánh giá về xu hướng, các chuyên gia của Dragon Capital cho rằng, bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện có nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực cho thị trường chứng khoán:

Thứ nhất là chính sách tiền tệ nới lỏng. Chính phủ đang đẩy mạnh giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng. Sau Công điện số 19/CĐ-TTg ngày 24/02/2025 về việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh biểu lãi suất huy động trên tất cả các kỳ hạn. Lãi suất giảm sẽ giúp doanh nghiệp tiết giảm được chi phí lãi vay, góp phần cải thiện lợi nhuận. Môi trường lãi suất thấp cũng gián tiếp giúp định giá thị trường chứng khoán trở nên hấp dẫn hơn.

Quảng cáo

Thứ hai là tăng tốc đầu tư công. Đây là một trong các động lực tăng trưởng chính, đang được Chính phủ triển khai mạnh mẽ ở các dự án trọng điểm ngay từ đầu năm. Năm 2025 cũng là năm về đích của các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia giai đoạn 2021-2025 và là năm bản lề cho các dự án chiến lược xoay chuyển vị thế đất nước giai đoạn 2026-2030.

Thứ ba là triển vọng nâng hạng thị trường ngày càng rõ ràng. Những nỗ lực của cơ quan quản lý nhằm đáp ứng các tiêu chí nâng hạng cuối cùng đang được các tổ chức nước ngoài đánh giá cao. Hệ thống KRX dự kiến triển khai trong quý 2, mở đường cho khả năng nâng hạng thị trường vào tháng 9. Điều này có thể thu hút dòng vốn ngoại quay trở lại.

Với nền tảng chính sách được thúc đẩy quyết liệt và cam kết mạnh mẽ từ Chính phủ, niềm tin của doanh nghiệp phục hồi đáng kể, Dragon Capital cho rằng đây là tiền đề thuận lợi cho đà bứt phá của thị trường trong năm 2025 và những năm tới.

Mặc dù chính sách thương mại toàn cầu có thể gây ra những biến động ngắn hạn, nhưng khi nền kinh tế nội tại vững chắc, các biến số bên ngoài chỉ mang tính nhất thời, không làm thay đổi xu hướng tăng trưởng của thị trường. So với giai đoạn căng thẳng thương mại năm 2018, khi rủi ro gia tăng bởi định giá cao và các đợt niêm yết mới, Dragon Capital cho rằng thị trường hiện tại đã phản ánh phần lớn những bất ổn hiện hữu.

Thực tế, chứng khoán Việt Nam đang có mức định giá tương đối hấp dẫn. Chỉ số P/B của top 80 doanh nghiệp do Dragon Capital nghiên cứu đang ở vùng thấp nhất 10 năm. P/E của VN-Index đang ở quanh mức 14,x lần, thấp hơn nhiều so với con số 21,x lần khi chỉ số vượt 1.300 điểm vào tháng 5/2021. Điều này cho thấy định giá của thị trường đang ở mức hấp dẫn và rủi ro tạo đỉnh không cao.


Quỹ đầu tư tăng trưởng DCDS luôn duy trì hiệu suất vượt trội so với VN-Index.

Nhìn chung, thị trường trong ngắn hạn vẫn đang có những thuận lợi và thách thức đan xen. Tuy nhiên, triển vọng trung dài hạn của chứng khoán Việt Nam vẫn được đánh giá lạc quan nhờ vĩ mô ổn định, khả năng tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết và câu chuyện nâng hạng. Vì vậy, thay vì quá thận trọng, nhà đầu tư nên tận dụng những cơ hội này để gia tăng tỷ trọng đầu tư một cách hợp lý.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Kịch tính kiểm định đáy 2, thị trường đã có lúc giảm 70 điểm

Thị trường đã có một phiên biến động lớn khi có thời điểm chỉ số VN-Index giảm tới 70 điểm cùng nhiều Bluechips xuất hiện giá sàn. Dù vậy, cuối phiên, biên độ giảm đã kịp thời thu hẹp lại và VN-Index đóng cửa ở ngày đáy 2.

Thị trường tìm sự cân bằng giữa rủi ro thuế quan 2025 và cơ hội kết quả kinh doanh quý I Thị trường vẫn cần thêm thời gian để kiểm tra đáy 2

Margin cao kỷ lục, công ty chứng khoán còn bao nhiêu room cho vay?

Tỷ lệ Margin/VCSH tại ngày 31/3 tăng mạnh lên xấp xỉ 100%, cao nhất trong vòng 12 quý nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với giai đoạn VN-Index trên đỉnh 1.500 điểm hồi cuối 2021 đến đầu 2022.

HOSE và HNX cắt margin hơn 130 mã chứng khoán trong quý 2/2025 Cổ phiếu bật tăng kịch trần, mẹ con Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Hùng Cường vẫn bị “call margin”

Góc nhìn chuyên gia: Thị trường không dành cho người nôn nóng "bắt sóng"

Theo chuyên gia, quý 2 sẽ là giai đoạn thử thách thực sự cho thị trường, không phải để kỳ vọng vào lợi nhuận tăng vọt, mà để đánh giá mức độ thích ứng và sức đề kháng của doanh nghiệp trong một môi trường có thể biến động rất nhanh.

Chứng khoán DNSE dẫn đầu thị phần tài khoản chứng khoán mở mới, đạt 33% toàn thị trường Quý I, Chứng khoán HSC đạt 863 tỷ đồng doanh thu, dư nợ cho vay 20.000 tỷ đồng

Quý I, Chứng khoán HSC đạt 863 tỷ đồng doanh thu, dư nợ cho vay 20.000 tỷ đồng

Doanh thu của HSC đạt 863 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024. Kết quả này ghi nhận trong bối cảnh giá trị giao dịch bình quân toàn thị trường quý I/2025 giảm 24% so với cùng kỳ, xuống còn 18.000 tỷ đồng/ngày.

BSC đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 560 tỷ đồng trong năm 2025 VPBankS báo lãi quý I gần gấp đôi cùng kỳ, dư nợ margin kỷ lục hơn 12.760 tỷ đồng