Cung không đủ cầu đẩy giá gạo ST25 tăng mạnh

Từ khi đạt giải “Gạo ngon nhất thế giới” vào năm 2019, gạo ST25 đã nhanh chóng chinh phục nhiều thị trường cao cấp. Nhờ đó, giá bán cũng tăng cao hơn, quanh mốc 1.000 USD/tấn. Hiện nay, do cung không đủ cầu, giá gạo ST25 đã tăng lên 1,4 lần.

Cung không đủ cầu đẩy giá gạo ST25 tăng mạnh
Ảnh: Thu hoạch lúa ST25 tạo cánh đồng liên kết (công ty cung cấp)

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2024, tổng lượng gạo ST25 đã xuất khẩu đạt 21.777 tấn, giá xuất sang thị trường châu Âu cao mức nhất là 1.400 USD/tấn.

Nguồn tin thương mại cho biết, từ tháng 8 đến nay, tại thị trường nội địa loại gạo ST25 đã đứt hàng, do nhu cầu tăng cao trong khi nguồn cung có giới hạn, dẫn đến giá gạo ST25 trong nước đạt mức cao bất thường, hiện giá cung cấp số lượng sỉ cho đại lý từ 29.500 đến 30.000 đồng/kg.

Trung Quốc cũng ưa chuộng dòng gạo ST25 của Việt Nam, thị trường tỷ dân đang thiếu dòng gạo thơm cao cấp này nên thương nhân Trung Quốc đang tìm kiếm đưa về nước phục vụ người tiêu dùng, nhưng vì giá gạo quá cao nên họ vẫn chưa đạt được thỏa thuận với bên bán.

Bà Dương Thanh Thảo, Giám đốc điều hành Công ty CP Gạo Ông Thọ cho biết, cơ bản sản xuất gạo ST25 không đủ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, lại thêm thu hoạch vụ lúa vừa qua diễn ra trong thời tiết mưa bão, lúa bị đổ ngã hao hụt nhiều khiến nguồn cung càng thiết hụt.

Khi nguồn cung càng hạn chế thì giá gạo càng tăng cao, hiện giá gạo ST25 giao cho đại lý có giá 30.000 đồng/kg, đến tay người tiêu dùng từ 35.000 - 40.000 đồng/kg. Giá gạo trong nước tăng cao kéo giá xuất khẩu tăng theo, gây khó khăn trong việc đàm phán các hợp đồng xuất khẩu.

“Lúc đầu, thấy giá gạo tăng cao quá khách hàng nước ngoài chưa muốn ký hợp đồng, nhưng thời gian sau nhà nhập khẩu ở các thị trường cao cấp như Mỹ, Úc... đã chấp nhận mua và ký hợp đồng lại, nhưng số lượng không lớn như trước. Khách hàng Trung Quốc cũng đang tìm mua nhưng họ còn ngại giá cao”, bà Thảo cho hay.

Theo CEO Công ty CP Gạo Ông Thọ, bây giờ Việt Nam không còn gạo ST25 để bán, nhưng khoảng 3 tháng nữa đến vụ thu hoạch lúa tôm sẽ có nhiều, hiện công ty đang liên kết với các hộ nông dân tại một số địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long trồng lúa ST25, riêng xã Long Đức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, vụ lúa vừa qua bà con thu hoạch được 900 kg/công (1.200 m2), bán lúa xấp xỉ 100 triệu đồng /ha, sau khi trừ chi phí lợi nhuận của bà con đạt rất cao.

Quảng cáo

 

 

Bà Dương Thanh Thảo, CEO Công ty CP Gạo Ông Thọ đang tiếp chuyện với nông dân tại cánh đồng liên kết 

Nhưng chỉ có những diện tích thu hoạch trước bão mới có được mức thu nhập này, còn những diện tích thu hoạch trong mưa bão bị thất thoát rất nhiều, chất lượng thấp nên công ty cũng phải đánh giá lại.

“Tính trên diện tích liên kết với nông dân, công ty dự kiến sẽ nhận được khoảng 500 tấn lúa, nhưng trên thực tế chỉ thu được 320 tấn, do lúa bị đổ ngã nên hao hụt rất nhiều. Tình hình mưa bão làm ảnh hưởng đến thu hoạch của bà con nông dân, sản lượng bị hao hụt lớn càng tạo áp lực lớn lên nguồn cung gạo ra thị trường. Khi nguồn cung thiếu trầm trọng mà nhu cầu không giảm đẩy giá gạo ST25 trong nước và xuất khẩu tăng cao là chuyện tất nhiên”, bà Thảo nói.

Một số cơ sở bán giống lúa ST25 ở xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu cho biết, vụ lúa tôm này người nông dân chủ yếu mua giống lúa ST25 về trồng, chiếm khoảng 60 - 70% diện tích gieo xạ ở địa phương.

“Vụ lúa tôm trước, nông dân ở Ninh Thạnh Lợi chỉ trồng giống lúa F1 lai, DT18 và OM18, ... nhưng vụ lúa lúa tôm này bà con chủ yếu mua giống lúa ST25 về trồng và chiếm khoảng 70% diện tích ở đây”, một chủ cơ sở bán giống cho biết.

Vụ lúa tôm chỉ sản xuất mỗi năm một vụ, gạo mới thu hoạch cho chất lượng rất ngon. Ở đồng bằng sông Cửu Long, vào tháng 10 âm lịch, địa phương thu hoạch vụ lúa này sớm nhất là tỉnh Bến Tre, kế đến là các địa phương khác và thời điểm vụ lúa tôm thu hoạch rộ nhất là cuối tháng 11 âm lịch. Thời gian này thích hợp cho doanh nghiệp làm gạo Tết phục vụ thị trường trong nước, hy vọng khi đó nguồn cung dồi dào giá gạo Tết sẽ giảm cho người tiêu dùng Việt.

 

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Tin mới

Ứng cử viên mua lại TikTok tiết lộ kế hoạch cải tổ ứng dụng

Tầm nhìn của tỷ phú Mỹ Frank McCourt đối với TikTok bao gồm việc cải tổ mô hình quảng cáo của công ty để người dùng có quyền kiểm soát các quảng cáo và loại nội dung mà họ muốn xem.

Goolge, TikTok, Facebook… nộp thuế hơn 6.200 tỷ đồng Kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Facebook, TikTok, Zalo, YouTube...

DNSE tiếp tục được vinh danh Top 10 sản phẩm - dịch vụ công nghệ Tin dùng

Tại Lễ công bố và vinh danh sản phẩm - dịch vụ Tin dùng diễn ra chiều 20/12/2024 tại Hà Nội, Chứng khoán DNSE lần thứ hai liên tiếp được vinh danh trong Top 10 sản phẩm - dịch vụ Tin dùng Việt Nam lĩnh vực công nghệ.

DNSE được vinh danh thành viên tiêu biểu về giao dịch chứng khoán phái sinh Chủ tịch DNSE Nguyễn Hoàng Giang: “DNSE Aquaman Vietnam sẽ là sân chơi biểu tượng của bộ môn bơi – chạy”

Novaland tiếp tục đón thông tin tích cực: Thêm 521 biệt thự, nhà phố tại Aqua City đủ điều kiện ký hợp đồng mua bán

Chiều ngày 20/12, Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai ra văn bản số 6017/SXD- QLN-TTBĐS thông báo xác nhận 521 căn nhà ở thấp tầng tại khu II, dự án Khu đô thị Aqua Waterfront City thuộc đô thị Aqua City (xã Long Hưng, TP. Biên Hòa) đủ điều kiện đưa vào kinh doanh.

Chủ đầu tư dự án Aqua City của Novaland lỗ hơn 100 tỷ trong 6T2024, gánh 11.300 tỷ nợ Aqua City bàn giao nhà phố, biệt thự cho cư dân và cập nhật tiến độ xây dựng phân khu River Park 2

Hà Nội công bố bảng giá đất mới có hiệu lực ngay lập tức, áp dụng đến 31/12/2025: Nơi cao nhất có giá gần 700 triệu đồng/m2, gấp 6 lần giá cũ

Giá đất cao nhất của thành phố thuộc về quận Hoàn Kiếm với 695,3 triệu đồng/m2 áp dụng cho thửa giáp mặt đường tại loạt tuyến đường của quận như Ngã tư Hàng Khay, Hàng Bài, Tràng Tiền, Đinh Tiên Hoàng.

Hà Nội bãi bỏ quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá đất Hà Nội tăng tốc đấu giá đất dịp cuối năm