Chứng khoán Mỹ bất ngờ tăng điểm mạnh nhờ hiệu ứng từ Nvidia

Việc cổ phiếu Nvidia tăng mạnh đã đưa giá trị vốn hóa của hãng sản xuất chip này lên ngưỡng khoảng 1 nghìn tỷ USD.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Phiên giao dịch ngày thứ Năm, chỉ số S&P 500 và Nasdaq tăng điểm mạnh khi mà nhà đầu tư hài lòng với kết quả kinh doanh mới nhất từ Nvidia.

Cổ phiếu công nghệ nhờ vậy lên điểm theo. Những diễn biến mới nhất xảy ra khi mà các cuộc đối thoại về trần nợ Mỹ vẫn đang tiếp tục diễn ra.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số Nasdaq tăng 1,71% lên 12.698,09 điểm; chỉ số S&P 500 tăng 0,88% lên 4.151,28 điểm; chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones hạ 35,27 điểm tương đương 0,11% xuống 32.764,65 điểm. Chỉ số Dow Jones như vậy đóng cửa ở dưới ngưỡng trung bình của 200 ngày giao dịch gần đây.

Cổ phiếu doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu thế giới Nvidia tăng 24,4% trong ngày giao dịch sau khi công ty này công bố doanh thu tăng vượt kỳ vọng các các chuyên gia, đồng thời lợi nhuận cũng cao vượt dự báo trước đó.

Nguyên nhân chính khiến cho hoạt động kinh doanh của Nvidia tăng trưởng mạnh chính là nhu cầu chip sử dụng trong trí tuệ nhân tạo tăng mạnh.

Nhiều chuyên gia phân tích đã nâng dự báo về cổ phiếu Nvidia sau khi hãng này công bố kết quả kinh doanh. Việc cổ phiếu Nvidia tăng mạnh đã đưa giá trị vốn hóa của hãng sản xuất chip này lên ngưỡng khoảng 1 nghìn tỷ USD.

Cổ phiếu nhiều hãng sản xuất chip và trí tuệ nhân tạo tăng điểm mạnh sau khi cổ phiếu Nvidia tăng điểm. Cổ phiếu các công ty sản xuất chất bán dẫn Advanced Micro Devices và Taiwan Semiconductor tăng lần lượt 11,1% và 12%.

Chỉ số cổ phiếu của doanh nghiệp bán dẫn VanEck Semiconductor ETF tăng 8,6% và đóng cửa ở ngưỡng cao nhất trong năm. Chỉ số này lập mức cao nhất trong năm trước đó trong phiên. Cổ phiếu Alphabet và Microsfot tăng 2,1% và 3,9%.

“Tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay diễn ra theo hướng sự đổi mới về công nghệ sẽ tạo ra ảnh hưởng lớn hơn so với tác động từ việc kinh tế chững lại hoặc lãi suất cao hơn”, đồng trưởng bộ phận tại quỹ Certuity – ông Dylan Kremer phân tích. Ông Kremer đồng thời nhấn mạnh công nghệ và các cổ phiếu tăng trưởng sẽ không thể lỗi thời.

Dù ghi nhận phiên tăng điểm tương đối ấn tượng vào ngày thứ Năm, những nỗi lo về thị trường vẫn còn hiện hữu. Cổ phiếu của một số doanh nghiệp và lĩnh vực kéo thị trường tăng điểm, còn lại tình hình chung của doanh nghiệp và thị trường vẫn khó khăn, theo đồng trưởng bộ phận đầu tư tại quỹ Truist – ông Keith Lerner.

“Cái bạn chứng kiến trong phiên chính là sự tiếp nối của xu thế mua vào cổ phiếu công nghệ khởi đầu bởi làn sóng từ Nvidia. Đây là hai thị trường trong một thị trường, những người thắng vẫn cứ thắng và những người mua tiếp tục chịu nhiều thiệt thòi hơn”, ông Lerner phân tích.

Hiện tại, các cuộc đối thoại liên quan đến vấn đề trần nợ Mỹ vẫn tiếp diễn, thời hạn chót của việc vỡ nợ đang đến gần. Các cuộc đối thoại giữa các chính trị gia Quốc hội Mỹ và Tổng thống Joe Biden vẫn tiếp diễn trong ngày thứ Năm, theo đó, hai đảng mới chỉ đồng ý tăng chi tiêu thêm khoảng 70 tỷ USD.

Bất ổn xung quanh vấn đề trần nợ Mỹ đã gây áp lực lên thị trường chứng khoán Mỹ trong tuần này. Chỉ số Dow Jones và S&P 500 giảm lần lượt 2% và 1% trong tuần; chỉ số Nasdaq tăng 0,3%.

Fitch đánh giá xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành nợ dài hạn (IDR) của Mỹ ở mức AAA trong Danh sách giám sát tín nhiệm tiêu cực. Fitch nêu rõ mức xếp hạng AAA phản ánh tình trạng chia rẽ đảng phái gia tăng đang cản trở việc đạt được nhất trí để nâng trần nợ công trước thời hạn chót sắp tới. Tuy nhiên, Fitch vẫn hy vọng các bên có thể đạt được sự đồng thuận về vấn đề này.

Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo bộ này có thể hết khả năng trang trải chi phí cho các hoạt động vào ngày 1/6 tới, gây ra tình trạng vỡ nợ với những hậu quả kinh tế mang tính tàn phá, nếu Quốc hội không hành động để nâng trần nợ công.

Tuy nhiên, các cuộc đàm phán giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ về nâng trần nợ công không mang lại kết quả, khi hai bên giữ quan điểm khác biệt trong vấn đề này. Đảng Cộng hòa cho rằng không thể nâng trần nợ công nếu chính phủ không có các biện pháp mạnh tay để giảm thâm hụt ngân sách như cắt giảm chi tiêu cho an sinh xã hội và hạn chế diện tiếp cận với Medicaid, chương trình trợ cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người nghèo.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden phản đối các biện pháp trên, thay vào đó, đưa ra kế hoạch giảm một số chi tiêu và tăng thuế đối với những người giàu nhất, cũng như các tập đoàn hiện đang được hưởng các khoản giảm thuế lớn. Phía Cộng hòa không chấp nhận biện pháp tăng thuế này.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh: Caixin

Giá dầu tăng mạnh lên ngưỡng cao nhất ba tháng

Cả hai loại giá dầu đã tăng 4 tuần liên tiếp, nguồn cung dự kiến sẽ còn chịu hạn chế hơn nữa do những biện pháp cắt giảm sản lượng từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và liên minh.
Chat với BizLIVE