Bộ Tài chính không đồng tình đề xuất thí điểm giao dịch tiền số tại trung tâm tài chính từ 1/7/2026

Lo ngại ảnh hưởng tới an ninh tài chính, Bộ Tài chính đề nghị cơ quan quản lý cần lấy thêm ý kiến Ngân hàng Nhà nước - cơ quan quản lý tiền tệ, bởi tài sản số, tiền số có thể được dùng làm phương tiện thanh toán trong các giao dịch tài chính.

Mới đây, Tại Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có đề xuất chính sách thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) đối với mô hình kinh doanh ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính (fintech).

Theo đó, Ủy ban Quản lý, điều hành trung tâm tài chính có thẩm quyền cấp phép, quản lý, đánh giá tác động và quản trị rủi ro đối với sandbox trong hoạt động fintech, bao gồm cả sàn giao dịch đối với tài sản mã hóa.

Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm và có thể được gia hạn 1 lần không quá 3 năm. HĐND TP.HCM và TP.Đà Nẵng quy định chi tiết về tiêu chí, điều kiện lựa chọn và trình tự, thủ tục đăng ký, thẩm định, cấp phép thực hiện sandbox. Các giao dịch bằng tài sản mã hóa, tiền mã hóa trong trung tâm tài chính dự kiến được thực hiện từ ngày 1/7/2026.

Quảng cáo

Tại dự thảo Nghị quyết, Bộ KH-ĐT đánh giá, việc triển khai chính sách sandbox sẽ tạo ra môi trường phát triển an toàn cho fintech tại Việt Nam, cân bằng giữa đổi mới sáng tạo và kiểm soát rủi ro, giúp xây dựng một trung tâm tài chính hiện đại, cạnh tranh, bền vững.

Góp ý vào hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết nêu trên, Bộ Tài Chính cho biết hiện nay Việt Nam chưa có quy định về tài sản số, tiền số. Trong khi đó, việc quản lý tài sản này sẽ phải theo quy trình phát hành, sở hữu, giao dịch, cấp phép cung cấp dịch vụ, bảo mật thông tin... để đảm bảo an toàn tài chính quốc gia.

Lo ngại ảnh hưởng tới an ninh tài chính, Bộ Tài chính đề nghị cơ quan quản lý cần lấy thêm ý kiến Ngân hàng Nhà nước - cơ quan quản lý tiền tệ, bởi tài sản số, tiền số có thể được dùng làm phương tiện thanh toán trong các giao dịch tài chính.

Bộ Tài Chính cũng đề nghị sửa quy định theo hướng giao Chính phủ quy định việc triển khai thí điểm liên quan tới tài sản mã hóa, tiền mã hóa. Đồng thời, Bộ KH-ĐT phải tổng hợp ý kiến Ngân hàng Nhà nước, vì theo chính sách này, tài sản mã hóa, tiền mã hóa được sử dụng làm phương tiện thanh toán trong các giao dịch tài chính.

Nhấn mạnh triển khai chính sách về tài sản mã hóa, tiền mã hóa trong trung tâm tài chính có nhiều nội dung cần nghiên cứu, liên quan đến nhiều bộ, ngành, có ảnh hưởng tác động đến đảm bảo an ninh tài chính, để đảm bảo khả thi, Bộ Tài chính đề nghị bỏ quy định về thời gian thực hiện giao dịch bằng tài sản mã hóa, tiền mã hóa từ ngày 1/7/2026.

Tại dự thảo Nghị quyết, Bộ KH-ĐT đánh giá mô hình sandbox giúp startup fintech thử nghiệm ý tưởng với chi phí thấp hơn và ít rủi ro pháp lý. Cơ chế này cũng tạo niềm tin cho nhà đầu tư khi thấy các mô hình kinh doanh được thử nghiệm trong môi trường có kiểm soát. Sandbox giúp doanh nghiệp fintech thử nghiệm các mô hình mới như blockchain, tài sản mã hóa, ngân hàng số mà không phải tuân theo các quy định truyền thống ngay lập tức; tạo cơ hội phát triển thị trường tài chính số, Việt Nam có thể trở thành điểm đến cho startup fintech trong khu vực.

Các trung tâm tài chính lớn như Singapore, Hồng Kông, Anh, Úc đều có mô hình sandbox để thúc đẩy fintech. Nếu Việt Nam triển khai sandbox hiệu quả sẽ thu hút thêm nguồn vốn đầu tư quốc tế và tăng sức cạnh tranh trên thị trường fintech khu vực. Tuy nhiên, hạn chế của việc thử nghiệm này là cần xây dựng cơ chế giám sát chặt chẽ, có thể xảy ra lừa đảo tài chính.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Vàng - Tiền

UOB: Tỷ giá VND tiếp tục chịu áp lực trong ngắn hạn

Trong báo cáo cập nhật về tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý I/2025, Bộ phận Nghiên cứu Thị trường và Kinh tế Toàn cầu của Ngân hàng UOB nhận định, lạm phát toàn phần và lạm phát cơ bản duy trì dưới ngưỡng mục tiêu 4,5% trong quý đầu năm cũng như phần lớn năm 2024, tạo điều kiện để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có thêm dư địa nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ tăng trưởng.

Tỷ giá trung tâm và USD ngân hàng diễn biến trái chiều Nguy cơ áp lực tỷ giá gia tăng trong ngắn hạn do thuế quan đối ứng của Mỹ Trung Quốc hạ tỷ giá tham chiếu ngày thứ 6 liên tiếp, đồng Nhân dân tệ giảm xuống mức thấp nhất gần 2 thập kỷ

Đồng yen tăng lên mức cao nhất trong 7 tháng

Đồng yen tăng nhẹ lên mức 142 yen/USD vào sáng ngày 11/4, mức cao nhất trong gần bảy tháng khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang gây ra đợt bán tháo đồng USD so với các loại tiền tệ chính khác.

Lo ngại thuế quan đẩy nhà đầu tư tìm đến đồng yen và franc Thụy Sỹ Đồng yên bật tăng, vàng lập kỷ lục mới: Nhà đầu tư đổ xô tìm nơi trú ẩn an toàn trước nỗi lo thuế quan

Trung Quốc hạ tỷ giá tham chiếu ngày thứ 6 liên tiếp, đồng Nhân dân tệ giảm xuống mức thấp nhất gần 2 thập kỷ

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) tiếp tục hạ tỷ giá tham chiếu của đồng Nhân dân tệ so với USD. Động thái này được đưa ra sau khi Washington tuyên bố áp thuế 125% với hàng hoá của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Đồng NDT tăng lên mức cao nhất trong gần 16 tháng Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025