Bitcoin ngày càng trở thành một tài sản dự phòng quan trọng

Ông Jim Iuorio, Giám đốc điều hành của TJM Institutional Services, bày tỏ tin tưởng rằng đồng bitcoin sẽ tồn tại trong 10, 20, 30 năm nữa.

093053-gia-bitcoin-bat-tang-20-truoc-ke-hoach-kho-du-tru-tien-ky-thuat-so-cua-my.jpg
Đồng tiền điện tử Bitcoin. Ảnh: Reuters/TTXVN

Sự chấp nhận bitcoin đang tăng vọt, do sự quan tâm của thị trường ngày càng lớn trong việc nắm giữ đồng tiền kỹ thuật số hàng đầu thế giới này, xem nó như một tài sản trú ẩn an toàn, một khoản đầu tư chiến lược hoặc một công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Ông Jim Iuorio, Giám đốc điều hành của TJM Institutional Services, bày tỏ tin tưởng rằng đồng bitcoin sẽ tồn tại trong 10, 20, 30 năm nữa. Ông cho biết, sự chấp nhận ngày càng tăng đối với đồng tiền điện tử này, trong đó có sự ủng hộ từ các tổ chức tài chính hàng đầu như BlackRock, Fidelity và Vanguard, đã biến ông thành một người ủng hộ bitcoin. Ông kỳ vọng tài sản này sẽ ngày càng được củng cố trong xã hội, và giá của nó có thể sẽ tăng lên.

Phát biểu trong một hội thảo trực tuyến gần đây của CME Group, cùng với ông Giovanni Vicioso, Giám đốc toàn cầu về các sản phẩm tiền điện tử tại CME Group, ông Iuorio nhận xét đồng bitcoin đã dần củng cố vị thế dẫn đầu so với Ethereum, cũng như các altcoin (những đồng tiền kỹ thuật số ra đời sau bitcoin) khác. Bitcoin chiếm 54% thị trường tiền điện tử toàn cầu trị giá 3.700 tỷ USD, tăng từ 38% vào cuối năm 2022.

Những "cơn gió thuận" tiềm năng

Khi được hỏi về những chất xúc tác tiếp theo cho bitcoin, ông Iuorio cho rằng việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất có thể mang lại sự thúc đẩy dài hạn cho đồng tiền này, vì chi phí tài chính thấp hơn thường hỗ trợ nhiều hơn cho các tài sản "ưa rủi ro".

Ông Iuorio giả định bitcoin sẽ nhạy cảm với lãi suất. Nếu lãi suất giảm, đó có thể là một “cơn gió thuận” cho bitcoin. Tuy nhiên, sự biến động của bitcoin không phải lúc nào cũng như thị trường kỳ vọng.

Ông Michael Lie, Giám đốc toàn cầu về tài sản kỹ thuật số tại Flow Traders, cho hay để đánh giá xem lãi suất có thể ảnh hưởng đến bitcoin như thế nào, thì cần xem xét các yếu tố khác như chu kỳ kinh doanh, lạm phát và tâm lý thị trường nói chung. Hiện tại, lãi suất của Mỹ đang có xu hướng giảm, nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh mẽ và nhu cầu rủi ro nhìn chung được nâng cao. Sự kết hợp này có thể tiếp tục đẩy thị trường bitcoin lên cao hơn trong ngắn hạn đến trung hạn.

Vấn đề nợ ngày càng tăng của Mỹ cũng được xem là yếu tố nâng cao vị thế ngày càng tăng của bitcoin như một công cụ phòng ngừa đồng USD.

Quảng cáo

Theo ông Iuorio, gánh nặng nợ nần ngày càng tăng của Mỹ đang gây lo ngại cho thị trường. Chi phí trả lãi cho nợ quốc gia đã trở thành một khoản mục lớn trong ngân sách, vượt qua cả chi tiêu cho quốc phòng và y tế. Điều này khiến một số người nghi ngờ về sự ổn định của đồng USD và các loại tiền tệ pháp định (tiền do chính phủ in ấn và phát hành) khác, và họ đang tìm kiếm những biện pháp phòng ngừa để bảo vệ tài sản của mình, trong đó bitcoin là một lựa chọn.

Tiếp cận chi tiết

Khi các nhà đầu tư đánh giá diễn biến tiếp theo cho bitcoin, hợp đồng tương lai Bitcoin Friday (BFF) của CME Group đang cung cấp cho khách hàng khả năng tiếp cận chi tiết hơn với giá của bitcoin. Kể từ khi ra mắt vào tháng 9/2024, công cụ phái sinh hàng tuần đáo hạn vào mỗi thứ Sáu đã chứng kiến hơn 500.000 hợp đồng được giao dịch. BFF cũng có quy mô nhỏ hơn và thời gian đáo hạn ngắn hơn so với hợp đồng tương lai bitcoin (BTC), giúp nó trở nên hấp dẫn hơn đối với nhiều đối tượng nhà đầu tư.

211045-bitcoin-chinh-phuc-dinh-moi.jpg
Hình ảnh minh họa đồng tiền điện tử Bitcoin. Ảnh: REUTERS/TTXVN

Không giống như BFF, các hợp đồng tương lai bitcoin truyền thống sử dụng tỷ giá tham chiếu Bitcoin CF của CME CF được tính vào lúc 4 giờ chiều theo giờ London (BRR). Điều này có thể gây ra sự phức tạp cho các nhà tạo lập thị trường ETF Bitcoin ở Mỹ, vì họ có thể cần phải thực hiện những giao dịch phòng ngừa rủi ro hai lần để bù đắp cho sự khác biệt về thời gian và giá giữa BRR và thị trường bitcoin của Mỹ. BFF được thiết kế để khắc phục vấn đề này.

Dự trữ bitcoin của Mỹ?

Chính quyền mới cũng có thể mang lại lợi ích cho tài sản này. Thị trường đang kỳ vọng một sự thay đổi thân thiện với tiền điện tử, không chỉ ở Mỹ mà trên toàn cầu, do ảnh hưởng của Mỹ đối với thị trường tài chính toàn cầu có thể thúc đẩy bitcoin. Sự thay đổi chính sách này có thể dẫn đến việc các tổ chức tài chính lớn bắt đầu đầu tư vào bitcoin và các loại tiền điện tử khác, tạo ra một lực đẩy lớn cho thị trường.

Theo ông Michael Lie, khả năng Mỹ có thể thực hiện một khoản dự trữ chiến lược 1 triệu bitcoin là một "cơn gió thuận" tiềm năng khác. Tổng thống Donald Trump đã nói rằng kho dự trữ chiến lược này sẽ trở thành "tài sản quốc gia vĩnh viễn để mang lại lợi ích cho tất cả người Mỹ", giúp trả khoản nợ quốc gia 36.000 tỷ USD. Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Cynthia Lummis bày tỏ sự ủng hộ cho ý tưởng này, đồng thời đề xuất chính quyền mua thêm 1 triệu bitcoin, chiếm khoảng 5% tổng nguồn cung bitcoin, và giữ nó trong ít nhất 20 năm.

Ông Jason Urban, Giám đốc Giao dịch Toàn cầu Galaxy Digital, cũng tin rằng kế hoạch đề xuất về việc Mỹ sử dụng bitcoin sẽ có lợi cho đồng tiền này, và các quốc gia khác có thể sẽ làm theo. Ông cũng chỉ ra rằng có nhiều cách khác nhau mà các quốc gia có thể áp dụng bitcoin, từ việc sử dụng nó làm tài sản dự trữ đến việc sử dụng nó làm phương tiện thanh toán hợp pháp.

Ông Urban cho rằng Mỹ đang tụt hậu so với các quốc gia khác trong việc khai thác tiềm năng của bitcoin. Ông ca ngợi các đối tác với Mỹ như Pháp, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) và Singapore vì đã có những bước tiến trong việc áp dụng bitcoin, và đề xuất rằng các nền kinh tế này nên tiếp tục củng cố những chính sách ủng hộ bitcoin của họ và thiết lập các khoản dự trữ bitcoin.

Ông tin rằng yếu tố quan trọng nhất đối với tương lai của bitcoin không phải là việc chính phủ mua hoặc sử dụng nó làm tiền tệ dự trữ, mà là việc ban hành một khuôn khổ pháp lý rõ ràng và minh bạch. Một khuôn khổ pháp lý như vậy có thể khuyến khích các tổ chức tài chính lớn tham gia vào thị trường tiền điện tử và thúc đẩy sự đổi mới công nghệ trong lĩnh vực này.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Vàng - Tiền

Giá vàng hôm nay 15/6/2025: Xung đột Israel

Giá vàng hôm nay 15/6/2025 ghi nhận xung đột bùng phát bất ngờ ở Trung Đông đã đẩy giá vàng thế giới vượt qua mốc 3.400 USD/ounce một cách dễ dàng, kéo theo giá vàng trong nước tăng mạnh.

Giá vàng tăng mạnh do căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông Sáng 14/6: Giá vàng thế giới lập đỉnh mới, giá vàng nhẫn và vàng SJC trong nước tiếp đà tăng

Sáng 14/6: Giá vàng thế giới lập đỉnh mới, giá vàng nhẫn và vàng SJC trong nước tiếp đà tăng

Sáng nay, một số doanh nghiệp kinh doanh vàng tiếp tục điều chỉnh tăng giá vàng nhẫn và vàng SJC trong bối cảnh giá vàng thế giới vừa thiết lập đỉnh cao lịch sử mới.

Sáng 13/6: Giá vàng thế giới áp sát đỉnh lịch sử, vàng trong nước tăng vọt Nguy cơ địa chính trị đẩy giá vàng thế giới chạm đỉnh một tuần

Thị trường vàng nóng lên do lo ngại căng thẳng Trung Đông lan rộng

Giá vàng miếng SJC sáng 13/6 đồng loạt tăng mạnh lên 120,2 triệu đồng/lượng, nhẫn vàng cũng vượt 119 triệu đồng/lượng theo đà tăng của giá vàng thế giới.

Bất chấp tiến triển ngoại giao, giá vàng tăng vọt giữa bối cảnh bất ổn kinh tế Nguy cơ địa chính trị đẩy giá vàng thế giới chạm đỉnh một tuần

Sáng 13/6: Giá vàng thế giới áp sát đỉnh lịch sử, vàng trong nước tăng vọt

Giá vàng thế giới tăng mạnh, chỉ cách mốc đỉnh lịch sử từng thiết lập 44 USD. Trong khi đó, giá vàng nhẫn, vàng SJC trong nước cũng tăng vọt với mức tăng cao nhất tới 1,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng châu Á tăng nhẹ trước khi Mỹ công bố số liệu kinh tế Giá vàng thế giới bật tăng sau khi lạm phát Mỹ thấp hơn dự kiến

Nguy cơ địa chính trị đẩy giá vàng thế giới chạm đỉnh một tuần

Giá vàng phiên 12/6 đã leo lên mức cao nhất trong một tuần trước tình hình căng thẳng âm ỉ ở Trung Đông và dữ liệu kinh tế Mỹ hạ nhiệt làm dấy lên những kỳ vọng mới về việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất.

Giá vàng châu Á tăng nhẹ trước khi Mỹ công bố số liệu kinh tế Giá vàng thế giới bật tăng sau khi lạm phát Mỹ thấp hơn dự kiến

Căng thẳng Trung Đông và đồng USD suy yếu hỗ trợ thị trường vàng

Giới đầu tư cũng đang chờ đợi dữ liệu chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ, dự kiến công bố vào lúc 19 giờ 30 phút theo giờ Việt Nam để có thêm manh mối về lộ trình cắt giảm lãi suất của Fed.

Bất ổn kinh tế và căng thẳng địa chính trị có thể đẩy giá vàng lên 3.600 USD/ounce Giá vàng châu Á tăng nhẹ trước khi Mỹ công bố số liệu kinh tế

Giá vàng thế giới bật tăng sau khi lạm phát Mỹ thấp hơn dự kiến

Giá vàng thế giới tăng trong phiên 11/6 sau khi lạm phát Mỹ thấp hơn dự kiến, củng cố kỳ vọng của các nhà đầu tư rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất từ tháng 9/2025.

Giá vàng giảm nhẹ khi thị trường theo dõi sát đàm phán Mỹ-Trung Bất ổn kinh tế và căng thẳng địa chính trị có thể đẩy giá vàng lên 3.600 USD/ounce

Bất ổn kinh tế và căng thẳng địa chính trị có thể đẩy giá vàng lên 3.600 USD/ounce

Theo báo cáo triển vọng giữa năm 2025 của Wells Fargo, kim loại quý sẽ hưởng lợi từ các xung đột địa chính trị đang diễn ra và tình trạng bất ổn kinh tế kéo dài, với giá vàng được dự báo sẽ đạt mức cao kỷ lục mới vào năm 2026.

Chờ tin về đàm phán thương mại Mỹ - Trung, giá vàng thế giới tăng nhẹ Giá vàng SJC tăng trở lại Giá vàng giảm nhẹ khi thị trường theo dõi sát đàm phán Mỹ-Trung