Bất chấp đối đầu chính trị, doanh nghiệp nước ngoài khó bỏ qua thị trường Trung Quốc?

Chính sách không COVID-19 gây ra liên tiếp nhiều đợt gián đoạn, chuỗi cung ứng bị ngưng hoạt động, Trung Quốc trở nên kém thân thiện với các doanh nhân nước ngoài.

Điều hành doanh nghiệp đa quốc gia tại Trung Quốc thực sự là một công việc rất hao tổn trí tuệ, công sức. Hàng loạt những vụ trả đũa ngoại giao và tẩy chay của người tiêu dùng không khỏi khiến cho công việc này vô cùng khó khăn và luôn biến động bất thường, theo những nhận định được đưa ra mới đây trong bài viết được Economist đăng tải.

Chính sách không COVID-19 gây ra liên tiếp nhiều đợt gián đoạn, ví như vụ việc tại thành phố Quảng Châu thời gian gần đây, chuỗi cung ứng bị ngưng hoạt động và khiến cho Trung Quốc trở nên kém thân thiện với các doanh nhân nước ngoài. Đó là chưa kể đến lực lượng lớn người lao động bị gián đoạn công việc.

Ngày 23/11/2022, một vụ đình công đã xảy ra bởi những người lao động bất bình về mức lương cũng như điều kiện lao động tại nhà máy sản xuất chính điện thoại iPhone ở Trung Quốc. Theo khảo sát mới nhất của Phòng Thương mại châu Âu tại Trung Quốc, ước tính khoảng 60% thành viên cho rằng môi trường kinh doanh đã trở nên ngày một nhiều thách thức hơn.

Một giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn chính là giảm phụ thuộc vào sản xuất tại Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn đa dạng chuỗi cung ứng bên ngoài Trung Quốc ví như Apple hay hãng sản xuất đồ chơi Hasbro đã mở thêm nhà máy tại Việt Nam và Ấn Độ nơi mức lương thấp hơn và môi trường ổn định hơn.

Bangladesh hay Malaysia hiện đang trở nên hấp dẫn với các doanh nghiệp sản xuất quần áo. Tuy nhiên đối với nhiều doanh nghiệp nước ngoài, Trung Quốc không chỉ là nơi mang đến địa điểm sản xuất chi phí thấp mà còn đi kèm nhiều yếu tố khác. Thế nhưng luôn tồn tại vấn đề mà họ không thể giải quyết được.

Thị trường 1,4 tỷ dân của Trung Quốc hiện đang chiếm khoảng 25% tổng doanh số bán quần áo trên toàn cầu, gần 30% doanh số bán trang sức và túi xách cũng như khoảng 20% doanh số bán ô tô, đó là còn chưa kể đến hàng hóa các loại khác ví như các sản phẩm làm đẹp, dược phẩm, hàng điện tử và nhiều loại mặt hàng khác nữa.

Quảng cáo

Nền tảng sản xuất tốt của Trung Quốc giúp nước này trở thành một trong những thị trường thiết bị máy móc công cụ và các sản phẩm hóa học lớn nhát thế giới, ngành xây dựng Trung Quốc đã đứng đầu thế giới về việc tiêu thụ các thiết bị xây dựng trong suốt nhiều năm.

Tại hội chợ nhập khẩu quốc tế ở Thượng Hải trước thời điểm dịch COVID-19, ước tính có đại diện của hơn 2.800 doanh nghiệp từ 145 quốc gia trên thế giới đến đây tham dự, nó cho thấy sức hấp dẫn của thị trường Trung Quốc trong mắt doanh nghiệp nước ngoài lớn đến thế nào. Còn đối với tất cả các doanh nghiệp Mỹ, Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 4% doanh số, theo tính toán của ngân hàng đầu tư Morgan Stanley. Đối với doanh nghiệp Nhật và châu Âu, tỷ lệ này lần lượt ở mức 6% và 8%.

Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc lại quan trọng với các doanh nghiệp nước ngoài theo một góc nhìn khác. Economist đã phân tích dữ liệu của các doanh nghiệp đa quốc gia Mỹ, châu Âu và Nhật có công bố doanh số bán hàng tại Trung Quốc với dữ liệu từ Bloomberrg. Ước tính khoảng 200 trong số các doanh nghiệp lớn nhất kiếm được khoảng 700 tỷ USD từ Trung Quốc trong năm ngoái, tương đương khoảng 13% doanh thu trên toàn cầu của họ, cao hơn đáng kể so với con số 368 tỷ USD tương đương 9% tổng doanh số toàn cầu ở thời điểm 5 năm trước.

Trong 700 tỷ USD này, khoảng 30% đến từ các doanh nghiệp công nghệ, 26% của nhóm các doanh nghiệp tiêu dùng và 22% của các doanh nghiệp công nghiệp. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh của các hãng xe và doanh nghiệp hàng hóa cũng vô cùng quan trọng. Ước tính khoảng 13 doanh nghiệp đa quốc giá công bố thu về hơn 10 tỷ USD tại Trung Quốc trong đó phải kể đến Apple, BMW, Siemens, Tesla và Walmart.

Quá nhiều doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc đã mắc kẹt trong các cuộc đối đầu chính trị. Trong danh sách mà Economist có được, ước tính có khoảng 22 doanh nghiệp trong lĩnh vực bán dẫn. Nhiều doanh nghiệp sẽ vẫn còn tiếp tục khó khăn bởi phía Mỹ cấm bán chip công nghệ cao và thiết bị sản xuất chip cho Trung Quốc. Trong khi trung bình, 30% doanh thu của các doanh nghiệp này đến từ Trung Quốc, các doanh nghiệp sẽ gặp khó trong điều chỉnh.

Khi mà quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và phương Tây thường xuyên đương đầu với nhiều thách thức, đặc biệt xung quanh vấn đề Đài Loan. Ngay cả những doanh nghiệp hoạt động bên ngoài những lĩnh vực được coi là nhạy cảm cũng đang phải tính đến kịch bản kinh doanh ở một thế giới không có Trung Quốc. Đối với nhiều doanh nghiệp, tình hình của họ còn khó khăn hơn bởi sự cạnh tranh quá lớn từ doanh nghiệp địa phương.

Nhiều hãng xe cấp cao như BMW và Mercedes-Benz vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt tại Trung Quốc, tuy nhiên doanh số của dòng xe tầm trung như Volkswagen và General Motors đang giảm nhanh chóng do vấp phải sự cạnh tranh quá mạnh mẽ từ phía các dòng xe nội địa. Tình trạng tương tự diễn ra tại nhiều doanh nghiệp hàng tiêu dùng đa quốc gia khác.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro