Ảnh hưởng của bão vẫn chi phối giá dầu thế giới

Trong phiên giao dịch 16/9, giá dầu thế giới đi lên, giữa những lo ngại về ảnh hưởng của bão Francine đối với sản lượng dầu tại Vịnh Mexico.

 

130638-gia-dau-the-gioi-tang-tro-lai.jpg
Một cơ sở lọc dầu tại Đảo Khark, Iran. Ảnh: AFP/TTXVN

Chốt phiên này, giá dầu Brent giao tháng 11/2024 tăng 1,14 USD (1,59%) lên 72,75 USD/thùng. Còn giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,44 USD (2,1%) lên 70,09 USD/thùng.

Nhà phân tích Matt Smith làm việc tại công ty phân tích dữ liệu Kpler cho rằng thị trường vẫn lo ngại về những ảnh hưởng của bão Francine đối với hoạt động sản xuất.

Cục An toàn và Thực thi Môi trường Mỹ (BSEE) ước tính bão Francine đã ảnh hưởng đến hơn 12% sản lượng dầu thô và 16% sản lượng khí đốt tự nhiên tại Vịnh Mexico.

Quảng cáo

Dù vậy, thị trường nhìn chung vẫn thận trọng trước quyết định về lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), dự kiến công bố ngày 18/9 theo giờ địa phương.

Theo CME FedWatch, các nhà giao dịch dự kiến Fed sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản. Lãi suất thấp hơn thường làm giảm chi phí vay, qua đó có thể thúc đẩy hoạt động kinh tế và nâng cao nhu cầu dầu.

Ông Clay Seigle, một chiến lược gia về thị trường dầu mỏ, cho rằng việc Fed cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản có thể làm gia tăng mối lo ngại của các nhà giao dịch về tốc độ tăng trưởng nhu cầu dầu.

Số liệu kinh tế yếu hơn của Trung Quốc công bố cuối tuần trước đã ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của các nhà giao dịch trên thị trường. Chiến lược gia Yeap Jun Rong của công ty dịch vụ tài chính IG lưu ý triển vọng tăng trưởng thấp hơn trong thời gian dài hơn của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới làm gia tăng những nghi ngờ về nhu cầu dầu.

Tốc độ tăng trưởng sản lượng công nghiệp tại Trung Quốc trong tháng 8/2024 đã chậm lại xuống mức thấp nhất trong năm tháng trong khi doanh số bán lẻ và giá nhà mới tiếp tục suy yếu. Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới.

Sản lượng lọc dầu của Trung Quốc đã giảm tháng thứ năm do nhu cầu nhiên liệu yếu và biên lợi nhuận xuất khẩu hạn chế sản lượng.

Giá dầu Brent và WTI đều tăng khoảng 1% trong tuần trước nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình của tháng Tám lần lượt là 78,88 USD/thùng và 75,43 USD/thùng, sau khi giá giảm vào đầu tháng này một phần do lo ngại về nhu cầu.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Khi thị trường đang gần mốc 1.300 điểm hơn

Các thông tin tích cực trong tuần vừa qua đã giúp thị trường chứng khoán Việt Nam có 4 tuần tăng điểm liên tiếp và gần mốc 1.300 điểm hơn. Các chuyên gia đã đưa ra quan điểm về thành quả thị trường và dự báo về khả năng chinh phục mốc 1.300 điểm.

Tỷ giá và lãi suất giảm mạnh trên liên ngân hàng Tuần tăng điểm thứ 4 liên tiếp của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường dầu mỏ: Một tuần trồi sụt

Giá dầu thế giới trồi sụt những ngày qua, khi thị trường phản ứng trước triển vọng về một thỏa thuận hòa bình giữa Nga và Ukraine, cũng như các quyết định về chính sách thương mại của chính quyền Mỹ.

"Chảo lửa" Trung Đông - biến số khó lường trên thị trường dầu mỏ Lộ diện liên danh trúng thầu cao tốc Tp.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành dài 52km với vốn đầu tư hơn 8.800 tỷ đồng

Mỹ hoãn thuế quan giúp giá dầu dứt chuỗi giảm ba tuần liên tiếp

Giá dầu dự kiến sẽ chấm dứt chuỗi giảm giá kéo dài ba tuần, nhờ nhu cầu nhiên liệu ngày càng tăng và kỳ vọng kế hoạch áp thuế quan đối ứng toàn cầu của Mỹ sẽ không có hiệu lực cho đến tháng 4/2025.

Giá dầu hạ nhiệt sau diễn biến mới trong xung đột Nga-Ukraine Giá dầu giảm trước kỳ vọng về một thỏa thuận tại Ukraine