Những nhân tố đẩy giá vàng tuần qua đi xuống

Giá vàng thế giới giảm hơn 2% trong phiên ngày 25/4 và hướng tới tuần giảm giá, trong bối cảnh đồng USD mạnh lên và xuất hiện dấu hiệu cho thấy căng thẳng thương mại Mỹ-Trung dịu xuống.

145114-gia-vang-the-gioi-vuot-moc-3-500-usd-ounce.jpg
Trang sức vàng được trưng bày tại triển lãm ở Cairo, Ai Cập. Ảnh: THX/TTXVN

Vào lúc 0 giờ 39 phút sáng ngày 26/4 theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay giảm 1,7% xuống 3.292,99 USD/ounce. Trong phiên này, đã có thời điểm giá vàng giảm tới 2%. Tính chung tuần này, giá vàng giảm 1,2%. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ cũng giảm 1,5% xuống 3.298,40 USD/ounce.

Ông Daniel Ghali, chiến lược gia hàng hóa tại TD Securities cho biết, các nhà đầu tư vàng vẫn liên tục mua vào khi giá giảm trong vài phiên vừa qua, do đó giá vàng được dự báo có thể quay trở lại quỹ đạo tăng.

Trung Quốc đang cân nhắc miễn trừ thuế nhập khẩu 125% đối với một số hàng hóa của Mỹ, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp xác định hàng hóa có đủ điều kiện được miễn trừ.

Quảng cáo

Trước đó, trong tuần, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã gợi ý về khả năng hạ nhiệt cuộc chiến thuế quan, cho biết các cuộc đàm phán trực tiếp đang được tiến hành.

Trong khi đó, đồng USD hướng đến tuần tăng giá đầu tiên kể từ tháng 3/2025, khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với những người mua đang nắm giữ các đồng tiền khác.

Vàng, vốn thường được xem là công cụ phòng ngừa rủi ro trước những bất ổn địa chính trị và kinh tế, đã cán mức cao kỷ lục 3.500,05 USD/ounce và đã tăng hơn 25% kể từ đầu năm. Động lực tăng giá chính đến từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và nhu cầu mua vào mạnh mẽ từ các ngân hàng trung ương.

Thị trường vàng tuần qua đã xác lập các mức cao kỷ lục mới, sau đó là sự điều chỉnh giảm sâu và cuối cùng là một nhịp phục hồi nhẹ. Các yếu tố chính chi phối thị trường trong giai đoạn này gồm biến động của đồng USD, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, đây là động lực cốt lõi, với những diễn biến trái chiều liên tục tác động đến tâm lý nhà đầu tư.

Sự thay đổi trong "khẩu vị" của nhà đầu tư dẫn đến dòng vốn luân chuyển giữa các tài sản an toàn (vàng) và tài sản rủi ro (chứng khoán).

Ngoài ra, những phát ngôn từ các quan chức cấp cao gồm Tổng thống Trump, Bộ trưởng Tài chính Mỹ và các quan chức Fed, cũng như phản ứng từ phía Trung Quốc, có tác động tức thời đến giá vàng.

Trên thị trường kim loại quý khác, cũng trong phiên 25/4, giá bạc giao ngay giảm 1,6% xuống 33,03 USD/ounce nhưng hướng đến tuần tăng giá thứ ba liên tiếp. Giá bạch kim giảm 0,5% xuống 965,53 USD/ounce, còn giá palladium giảm 1,8% xuống 936,89 USD/ounce.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Vàng - Tiền

Giá vàng giảm gần 1% do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung hạ nhiệt

Giá vàng thế giới giảm gần 1% trong phiên giao dịch 29/4, khi những tín hiệu tích cực về việc hạ nhiệt căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khiến nhu cầu trú ẩn an toàn giảm bớt.

Sau một ngày rơi mạnh, giá vàng trong nước sáng 29/4 bật tăng trở lại 1 triệu đồng mỗi lượng GIá vàng SJC tăng 1,8 triệu đồng mỗi lượng trước nghỉ lễ

Giá vàng thế giới phục hồi nhờ lực cầu bắt đáy

Phiên 28/4, giá vàng đảo chiều tăng nhẹ nhờ lực cầu bắt đáy, giữa lúc thị trường tập trung vào các diễn biến liên quan đến căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và một loạt dữ liệu kinh tế sắp được công bố.

Giá vàng giảm hơn 1% do tín hiệu hạ nhiệt căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Giá vàng nhẫn, vàng SJC ngày 26/4 tăng, lên sát mốc cao lịch sử

Tuần tăng giá đầu tiên của đồng USD kể từ giữa tháng 3/2025

Trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 25/4), đồng USD tăng khoảng 0,07% so với rổ tiền tệ chủ chốt, hướng tới mức tăng nhẹ trong tuần – đà tăng lần đầu tiên sau hơn một tháng đi xuống.

Đồng USD thoát “đáy” 7 tháng so với đồng yen sau đàm phán thương mại Mỹ-Nhật Đồng USD neo gần mức thấp nhất trong 3 năm