Giá gạo châu Á đồng loạt giảm mạnh

Giá gạo trên khắp các trung tâm lúa gạo lớn của châu Á tuần này đều giảm sau khi Ấn Độ liên tục bãi bỏ thuế xuất khẩu đối với các loại gạo. So với cách đây một tháng, giá gạo xuất khẩu của các nước châu Á đã giảm khoảng 10%.

Tại Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, gạo đồ 5% tấm ngày 24/10 được báo giá ở mức 450-484 USD/tấn (mức thấp nhất kể từ tháng 8/2023), giảm mạnh so với 490-495 USD/tấn cách đây một tuần (giảm 9%); gạo trắng 5% tấm được báo giá ở mức 460 đến 490 USD/tấn.

Gạo 5% tấm của Việt Nam tuần này cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2023, với gạo 5% tấm được báo giá 532 USD/tấn, so với mức 537 USD một tuần trước. Bên cạnh việc Ấn Độ mở rộng cửa trở lại cho hoạt động xuất khẩu gạo, quyết định hủy đấu thầu mua gạo của Bulog (Indonesia) hôm 23/10 cũng đã tác động tiêu cực đến giá gạo Châu Á trong mấy ngày qua.

Gạo Thái Lan tuần trước lội ngược dòng tăng trong khi gạo Ấn Độ và Việt Nam giảm, nhưng tuần này giá gạo Thái cũng không thể tránh được xu hướng giảm chung. Theo đó, gạo 5% tấm của Thái Lan ngày 24/10 giảm xuống còn 510 USD/tấn từ mức 525 USD của tuần trước, mặc dù nhu cầu xuất khẩu vẫn ổn định. So với cách đây một tháng, giá gạo Thái Lan hiện đã giảm khoảng 8% và thấp hơn 21% so với mức cao nhất trong 15 năm được ghi nhận vào cuối tháng 1/2024.

Giá gạo tại các trung tâm châu Á sụt giảm.

 

Ấn Độ mở rộng cửa cho gạo xuất khẩu

Ấn Độ gần đây liên tục xóa bỏ các loại thuế xuất khẩu gạo để thúc đẩy xuất khẩu lương thực này trong bối cảnh tồn trữ trong nước tăng cao và bước vào vụ thu hoạch mới.

Mới đây nhất, chiều thứ Ba (22/10), Ấn Độ thông báo bãi bỏ thuế xuất khẩu đối với gạo đồ, sau khi vào thứ Tư (23/10) đã gỡ bỏ giá sàn 490 USD/tấn đối với gạo trắng phi- basmati.

Trước đó, hôm 28/9, nước này đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo phi-basmati sau 14 tháng dừng xuất khẩu loại gạo này.

Ấn Độ đã cấm xuất khẩu gạo phi- basmati từ tháng 7 năm 2023 với lý do cần đảm bảo nguồn cung trong nước và kiềm chế giá tăng, đồng thời hạn chế xuất khẩu các loại gạo khác. Khi đó, vụ thu hoạch kém và xuất khẩu mạnh đã đẩy giá gạo trên thị trường nội địa Ấn Độ tăng hơn 30% trong vòng chưa đầy một năm. Quyết định hạn chế xuất khẩu gạo phi-basmati của Ấn Độ đã góp phần đẩy giá gạo trên thị trường thế giới tăng hơn 100 USD trong giai đoạn tháng 7/2023 đến tháng 1/2024.

Quảng cáo

Nguồn cung gạo thế giới trở nên dồi dào, giá có thể sẽ tiếp tục giảm

Với vị thế quan trọng trên thị trường gạo thế giới, các động thái của Ấn Độ có tác động đáng kể đến thị trường gạo toàn cầu. Việc nước này bình thường hóa xuất khẩu gạo trở lại sẽ giúp giảm đáng kể áp lực giá cả đối với lương thực này.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Ấn Độ đã xuất khẩu 20,25 triệu tấn gạo trong năm 2022-23, tương đương 37% tổng sản lượng toàn cầu. Thái Lan và Việt Nam, hai nước xuất khẩu lớn tiếp theo, chiếm từ 10% đến 20%.

USDA dự báo thế giới năm nay sẽ bội thu lúa gạo, theo đó sản lượng gạo toàn cầu sẽ tăng 1,7% trong năm 2024-25 lên mức kỷ lục 530 triệu tấn. Trong đó, sản lượng gạo thu hoạch của Ấn Độ dự kiến tăng 3% lên 142 triệu tấn, nhờ diện tích sản xuất tăng và mưa thuận gió hòa. Sản lượng thu hoạch của Thái Lan dự kiến cũng tăng 0,5%.

Nhu cầu gạo thế giới sẽ tăng, Indonesia và Philippines nổi bật trong số những thị trường nhập khẩu lớn

Trong báo cáo mới nhất, USDA dự báo nhập khẩu gạo toàn cầu năm 2024 sẽ đạt 56,3 triệu tấn, tăng 805.000 tấn so với dự báo trước đó và lớn hơn 2,4 triệu tấn so với nhập khẩu năm 2023. Dự báo về nhập khẩu gạo toàn cầu năm 2025 cũng được điều chỉnh tăng 2,3 triệu tấn so với dự báo tháng trước, lên 56,3 triệu tấn.

Trong khi Ấn Độ là nguồn cung chính tác động đến giá gạo thế giới thì về phía các nước nhập khẩu, Indonesia và Philippines là những tác nhân chính gây biến động giá gạo. Mỗi khi các thị trường này mở cuộc đấu giá, thị trường gạo châu Á sẽ trở nên sôi động, giá cũng được đẩy tăng lên.

Dữ liệu của Indonesia cho thấy trong 9 tháng đầu năm 2024, nước này đã nhập khẩu 3,2 triệu tấn gạo trị giá trên 2 tỉ USD, tăng 81% về lượng và 105% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, trong đó Thái Lan là nguồn cung gạo lớn nhất của Indonesia, Việt Nam đứng thứ 2, tiếp đến là Pakistan, Myanmar và Ấn Độ.

Mới đây nhất, hôm 24/10, Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) đã mở phiên đấu giá quốc tế để mua khoảng 500.000 tấn gạo, mục tiêu mua gạo của các nước: Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Myanmar, Pakistan hoặc Ấn Độ và sẽ được vận chuyển đến Indonesia trong giai đoạn từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2024. Trước đó, hôm 25/9, Bulog đã đấu giá mua khoảng 450.000 tấn, trong đó Pakistan là quốc gia cung cấp lớn nhất, với các nguồn cung khác đến từ Myanmar, Việt Nam và Thái Lan.

Sản lượng gạo Indonesia năm 2024 tính giảm 2,43% so với năm ngoái, chỉ đạt 30,34 triệu tấn. Do đó, Chính phủ nước này đặt mục tiêu nhập khẩu 3,6 triệu tấn gạo để hạ nhiệt giá trong nước.

Một thị trường nhập khẩu gạo quan trọng khác là Philippines, nước đã nhập khẩu 3,43 triệu tấn gạo từ ngày 1/1 đến 10/10/2024, tương đương 95% của cả năm 2023, theo dữ liệu từ Cục Công nghiệp Thực vật (BPI) Philippines. Việt Nam là nhà cung cấp gạo hàng đầu cho Philippines, tiếp theo là Thái Lan, Pakistan và Ấn Độ.

USDA dự báo nhập khẩu gạo của Philippines sẽ tăng từ 3,9 triệu tấn năm 2023 lên 4,7 triệu tấn năm 202 và tăng tiếp lên 4,9 triệu tấn năm 2025 do "năng suất giảm" ở các trang trại địa phương do thiệt hại về mùa màng từ các cơn bão liên tiếp và diện tích thu hoạch bị thu hẹp do chuyển đổi đất. Theo USDA, sản lượng gạo của Philippines sẽ đạt 12,7 triệu tấn trong năm 2024 trước khi giảm xuống còn 12,3 triệu tấn vào năm sau.

Tham khảo: Reuters

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ chạm đáy 17 tháng

Một đại lý có trụ sở tại New Delhi thuộc một công ty thương mại toàn cầu cho biết các nhà xuất khẩu trong tuần này đã điều chỉnh giá vì cân nhắc đến xu hướng suy giảm của đồng rupee.

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ ổn định gần mức thấp nhất trong 15 tháng Xuất khẩu gạo của Ấn Độ vượt 1 tỷ USD trong tháng 10 vừa qua

Chính phủ Nga thông báo gia hạn lệnh cấm xuất khẩu gạo thêm sáu tháng

Theo thông báo, lệnh cấm của Nga không áp dụng đối với xuất khẩu gạo sang các nước thành viên Liên minh kinh tế Á-Âu (gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan), vùng Nam Ossetia và Abkhazia.

Nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới tuyên bố động thái ‘bất ngờ’, Nga thêm áp lực giữa lệnh trừng phạt Giá dầu Nga vượt mức trần của phương Tây

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống

Giá lúa mỳ tại Ấn Độ tăng cao kỷ lục do nhu cầu tăng mạnh

Các thương nhân Ấn Độ dự đoán giá lúa mỳ có thể còn tăng thêm vì lúa mỳ trong vụ mùa mới dự kiến sẽ không được đưa ra thị trường cho đến tháng 3 năm 2025.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo của các nước khiến giá lúa, gạo tăng “thẳng đứng” Giá lúa gạo ở miền Tây tăng mạnh ngay sau Tết Nguyên Đán là “sốt ảo” hay nhu cầu thật?