Dow Jones tăng 1.200 điểm nhờ tin lạm phát Mỹ

Chỉ số Dow Jones chứng kiến phiên tăng vô cùng ấn tượng nhờ kỳ vọng Fed sẽ chuyển hướng chính sách tiền tệ khi thông tin mới công bố cho thấy lạm phát hạ nhiệt.

Thị trường chứng khoán Mỹ, Dow Jones có phiên tăng điểm mạnh nhất tính từ năm 2020 sau khi thông tin chỉ số giá tiêu dùng mới công bố khiến nhiều nhà đầu tư tin tưởng vào khả năng lạm phát đã lập đỉnh.

Đóng cửa phiên giao dịch gần nhất, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 1.201,43 điểm tương đương 3,7% lên 33.715,37 điểm và như vậy có ngày tăng điểm mạnh nhất tính từ mức đáy của thị trường trước đó.

Chỉ số S&P 500 tăng 5,54% lên 3.956,37 điểm và như vậy có ngày tăng điểm mạnh nhất tính từ tháng 4/2020. Chỉ số Nasdaq tăng 7,35% và như vậy có phiên tăng điểm mạnh nhất tính từ tháng 3/2020, đóng cửa ở mức 11.114,15 điểm.

Theo công bố mới đây, chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ tháng 10/2022 tăng chỉ 0,4% so với tháng liền trước và tăng 7,7% so với 1 năm trước, như vậy mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng thấp nhất tính từ tháng 1/2022, mức tăng này như vậy thấp hơn đáng kể so với con số 8,2% của tháng liền trước.

Các chuyên gia kinh tế đã dự báo về mức tăng 0,6% và 7,9%, theo tính toán của Dow Jones. Nếu loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng, chỉ số CPI lõi tăng 0,3% trong tháng và 6,3% nếu tính theo năm, và như vậy cũng thấp hơn so với kỳ vọng.

Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ giảm sau báo cáo mới nhất về CPI, lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ giảm ước tính 30 điểm cơ bản xuống 3,81% bởi nhiều nhà đầu tư tin rằng Fed sẽ hãm tốc độ siết chặt chính sách tiền tệ. Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 2 năm giảm khoảng 30 điểm cơ bản xuống còn 4,32%. Đồng USD Mỹ, một yếu tố quan trọng gây ra nhiều sức ép lên thị trường chứng khoán trong thời gian qua, đã có ngày giao dịch tệ hại nhất tính từ năm 2009 so với nhiều loại tiền tệ khác.

“Lãi suất là yếu tố đang điều khiển mọi thứ trên các thị trường. Khi mà chỉ số CPI mới công bố cho thấy sự suy giảm, thị trường giờ đây đang kỳ vọng rằng chu kỳ tăng lãi suất sẽ chấm dứt. Chính vì vậy, diễn biến của những cổ phiếu nhạy cảm với lãi suất này đang rất ổn”, chuyên gia Tim Courtney thuộc quỹ Exencial Wealth phân tích.

Cổ phiếu công nghệ chịu áp lực nặng nề bởi việc lạm phát và lãi suất đều tăng cao đã dẫn dắt thị trường tăng điểm trong phiên ngày thứ Năm. Cổ phiếu Amazon tăng khoảng 12,2%; cổ phiếu Apple và Microsoft đều tăng khoảng hơn 8%. Cổ phiếu Meta tăng hơn 10%; cổ phiếu Tesla tăng 7%.

Quảng cáo

Cổ phiếu các doanh nghiệp sản xuất chất bán dẫn đồng thời tăng điểm, cổ phiếu Lam Reseach tăng 12% còn cổ phiếu Applied Materials tăng hơn 11%; cổ phiếu KLA tăng 9%.

Phiên tăng điểm ngày thứ Năm khiến nhiều người nhớ về đợt tăng điểm của thị trường từng bắt đầu vào giữa tháng 10/2022, tuy nhiên đã chững lại trong những tuần gần đây. Chỉ số Dow Jones lên mức cao nhất tính từ tháng 8/2022 còn chỉ số S&P 500 lên trên ngưỡng 3.900 điểm – ngưỡng kháng cự quan trọng của thị trường.

Dù rằng việc chỉ số giá tiêu dùng lõi hạ nhiệt đà tăng có thể coi như thông tin đáng mừng, lạm phát hiện vẫn đang ở mức quá cao. Chủ tịch Fed Jerome Powell, người vào đầu tháng từng nói rằng giới chức sẽ cần phải chứng kiến lạm phát tháng giảm ổn định, cũng đã nói rằng lãi suất ở mức đỉnh sẽ có thể cao hơn so với tính toán của các nhà hoạch định chính sách kinh tế.

Việc chi phí y tế và xe cũ giảm đã kéo chỉ số giá tiêu dùng lõi giảm. Chi phí nhà ở tăng cao đã khiến cho chỉ số CPI toàn phần nói chung tăng lên.

Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính giảm còn các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng điểm, đồng USD hạ giá. Nhà đầu tư đang dự báo nhiều hơn về khả năng Fed sẽ nâng lãi suất khoảng nửa điểm phần trăm trong tháng 12/2022 chứ không phải 75 điểm cơ bản, đồng thời họ kỳ vọng vào khả năng lãi suất sẽ lập đỉnh vào năm sau.

Các quan chức Fed sẽ đón nhận báo cáo về CPI và việc làm trước cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày vào giữa tháng 12/2022.

Trong khi đó, lạm phát leo thang vẫn tiếp tục gây sức ép lên các hộ gia đình Mỹ và nền kinh tế nói chung. Giá cả tăng cao đã lấy đi thành quả tăng lương của người dân, đồng thời nó khiến cho nhiều người phải “thắt lưng buộc bụng”.

Lạm phát và diễn biến nền kinh tế nói chung có vai trò quan trọng trong kết quả cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Kết quả các cuộc khảo sát cho thấy rằng các vấn đề xã hội có vai trò quan trọng hơn so với những gì người ta nhìn thấy được từ các cuộc khảo sát.

Dù rằng Fed đã áp dụng chiến dịch thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh tay nhất tính từ thập niên 1980, thị trường lao động và nhu cầu tiêu dùng dù hạ nhiệt nhưng vẫn vững vàng. Thị trường nhà đất, tuy nhiên đã suy giảm nghiêm trọng trong bối cảnh chi phí thế chấp tăng cao.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump

Fed được nhận định sẽ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm khi kết thúc cuộc họp vào ngày 7/11, sau khi kết quả bầu cử Tổng thống được công bố, tiếp tục giảm chi phí đi vay do lạm phát hạ nhiệt.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Giới phân tích và đầu tư tiếp tục không chắc chắn về giá vàng khi bầu cử Mỹ và cuộc họp của Fed đến gần

14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Việc Volkswagen lần đầu tiên trong lịch sử phải xem xét đóng cửa nhà máy tại Đức chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong cuộc khủng hoảng toàn ngành kinh tế xe hơi tại Châu Âu.

Giá gạo toàn cầu dự báo giảm trong năm 2025 nhờ nguồn cung dồi dào "Trùm" phân phối ô tô Mercedes báo lãi quý III gấp 11 lần nhờ nhu cầu xe sang tăng mạnh

UAE: Hành trình từ sa mạc khô cằn đến đảo nhân tạo xa hoa nhất thế giới

Mọc lên giữa biển khơi, quần đảo nhân tạo Palm Jumeirah hay tòa tháp khách sạn 7 sao chọc trời Burj Al Arab đã trở thành hình ảnh đại diện cho sự phát triển thần kỳ và rực rỡ của nền kinh tế phi dầu mỏ tại UAE.

Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam Art Residence: Không gian sống “vị nhân sinh” giữa Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City

Doanh nghiệp Australia ngày càng quan tâm đến Đông Nam Á, Việt Nam có thể thành "điểm sáng" hút dòng vốn?

Trong những năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Australia đã có sự thay đổi trong quan điểm và ngày càng hiểu rõ hơn vị thế toàn cầu đang gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đối với tham vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp tại quốc gia này.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 HSBC giữ nguyên dự báo GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% bất chấp siêu bão Yagi gây thiệt hại lớn

Chuỗi cung ứng châu Á hướng sự dịch chuyển về ASEAN mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng châu Á đang trải qua những thay đổi lớn trong cơ cấu, rất nhiều thay đổi đó hướng sự dịch chuyển về ASEAN, Việt Nam đã nổi lên như một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 Chuyên gia HSBC: Cơ hội kinh doanh ở ASEAN và Trung Quốc không phải cuộc chơi phân định thắng thua