Phố Wall ghi nhận tuần tăng điểm thứ hai liên tiếp

Thị trường chứng khoán Mỹ khép lại tuần giao dịch đầy biến động trong sắc đỏ, trong bối cảnh nền kinh tế và các chính sách thương mại toàn cầu đối mặt với nhiều xáo trộn dưới chính quyền mới của Mỹ.

142737-chu-ng-khoa-n-toan-cau-tang-gia-dau-giam-sau-ngay-to-ng-tho-ng-donald-trump-nham-chuc.jpg
Giao dịch viên tại Sàn chứng khoán New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN

Tuy vậy, cả ba chỉ số chính của Phố Wall vẫn ghi nhận tuần tăng điểm thứ hai liên tiếp.

Thị trường chứng khoán Mỹ đã mở đầu tuần này khởi sắc vào phiên 21/1, sau khi Tổng thống Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai với một loạt tuyên bố tác động đến nền kinh tế toàn cầu. Các nhà đầu tư đón nhận những sắc lệnh hành pháp và bình luận đầu tiên của ông Trump, làm dấy lên hy vọng rằng các mức thuế quan mới có thể không tồi tệ như lo ngại.

Quảng cáo

Đà tăng này tiếp tục được duy trì nhờ báo cáo lợi nhuận tích cực của các tập đoàn lớn. Chỉ số S&P 500 tiến sát mức kỷ lục trong phiên 22/1. Đáng chú ý, cổ phiếu của các công ty liên quan đến AI như Arm, Microsoft và Nvidia đồng loạt tăng giá sau khi Nhà Trắng công bố gói đầu tư 500 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng AI.

Tuy nhiên, áp lực lạm phát từ các chính sách mới, cùng với nguy cơ chiến tranh thương mại tái diễn, đã khiến thị trường bắt đầu có dấu hiệu dao động vào giữa tuần. Ngày 23/1, thị trường vẫn đạt được những cột mốc quan trọng khi S&P 500 leo lên mức cao kỷ lục nhờ cam kết cắt giảm thuế từ Tổng thống Trump. Nhưng đà tăng này không bền vững khi nhà đầu tư bắt đầu chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo. Chẳng hạn, cổ phiếu Texas Instruments lao dốc do dự báo lợi nhuận kém khả quan. Các vấn đề như tồn kho gia tăng trong lĩnh vực sản xuất ô tô và công nghiệp tiếp tục đặt ra thách thức.

Ngành công nghệ, vốn là điểm sáng trong tuần, đã trở thành lực cản lớn nhất vào phiên cuối tuần khi cổ phiếu Nvidia giảm 3,1%, kéo theo các ông lớn khác như Microsoft và Tesla. Dữ liệu từ S&P Global cho thấy hoạt động kinh doanh tại Mỹ đang chậm lại, trong khi chi phí tiếp tục tăng, tạo thêm áp lực lên Cục Dự trữ liên bang (Fed).

Tâm lý thị trường cũng bị ảnh hưởng bởi chỉ số niềm tin tiêu dùng do Đại học Michigan công bố giảm còn 71,1 điểm từ mức 73,2 trước đó. Dù vậy, nhà đầu tư vẫn kỳ vọng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp sắp tới và có thể bắt đầu cắt giảm vào tháng 6/2025.

Kết thúc phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 140,82 điểm (tương đương 0,32%) xuống 44.424,25 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 17,47 điểm (tương đương 0,29%) xuống 6.101,24 điểm. Còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite hạ 99,38 điểm (tương đương 0,50%) chốt ở 19.954,30 điểm.

Tính chung cả tuần qua, S&P 500 tăng 1,74%, Nasdaq Composite tăng 1,65% và Dow Jones tăng 2,15%. Bất chấp phiên giảm điểm cuối tuần, đà tăng tuần thứ hai liên tiếp của ba chỉ số chính báo hiệu rằng thị trường tăng giá của Phố Wall dường như đã trở lại mạnh mẽ sau đợt thoái lui vào tháng 12/2024.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Vàng - Tiền

Liên tiếp xác lập kỷ lục mới, giá vàng sắp tới sẽ ra sao?

Giá vàng đang trên đà tăng mạnh và có thể tiếp tục lập đỉnh mới trong năm 2025. Tuy nhiên, sự biến động của thị trường tài chính, chính sách điều hành và diễn biến kinh tế toàn cầu sẽ là những yếu tố quyết định xu hướng giá vàng trong thời gian tới.

Giá vàng thế giới đột ngột "lao dốc" Chuyên gia quốc tế: Sau khi tăng mạnh, giá vàng đã đến lúc tạm nghỉ Giá vàng thế giới có giảm tiếp?

Đề xuất Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước phối hợp quản lý sàn giao dịch tiền mã hóa

Tại dự thảo Nghị quyết về thí điểm phát hành, giao dịch tiền mã hóa, tài sản mã hóa, Bộ Tài chính đề xuất cơ chế phối hợp với Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước trong quản lý nhằm hạn chế tối đa rủi ro về an ninh tài chính.

Thứ trưởng Bộ Tài chính: Sẽ thí điểm vận hành sàn giao dịch tiền ảo Thủ tướng yêu cầu báo cáo về Nghị quyết quản lý tiền ảo trước 13/3