Lạm phát châu Âu bất ngờ thấp nhất 15 tháng sẽ khiến ECB tạm ngừng nâng lãi suất?

Tỷ lệ lạm phát thường niên giảm có nguyên nhân trực tiếp từ việc giá năng lượng hạ nhiệt đà tăng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Lạm phát trong khu vực đồng tiền chung châu Âu tháng 5/2023 rơi xuống mức thấp nhất trong 15 tháng. Như vậy bối cảnh này tạo điều kiện thuận lợi cho việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể hoãn chương trình nâng lãi suất mạnh tay, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.

Tuy nhiên, trước tiên, dữ liệu mới nhất này nhiều khả năng cũng không thể ngăn được ECB nâng lãi suất thêm ¼ điểm phần trăm trong cuộc họp bàn về chính sách tiền tệ vào ngày 15/6/2023, thế nhưng sẽ khiến cho ECB chững lại sau đó.

Một số ngân hàng trung ương lớn bao gồm Fed đang cố gắng đánh giá xem liệu bằng cách nào và khi nào cần ngừng nâng lãi suất bởi lạm phát giảm và tăng trưởng kinh tế chững lại.

Việc hãm phanh chính sách sẽ giúp các ngân hàng trung ương có thời gian đánh giá được ảnh hưởng từ các động thái chính sách gần đây. Những chính sách này được đánh giá đã gây ra nhiều căng thẳng tài chính đồng thời tạo ra nhiều căng thẳng trong kinh tế toàn cầu.

Cơ quan Thống kê Liên minh châu Âu (EU) công bố chỉ số giá tiêu dùng trong khu vực đồng tiền chung châu Âu tháng 5/2023 tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước, giảm đáng kể so với mức lạm phát 7% vào tháng 4/2023. Các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Wall Street Journal trong tuần trước đã dự báo về mức lạm phát 6,4%.

Tỷ lệ lạm phát thường niên giảm có nguyên nhân trực tiếp từ việc giá năng lượng hạ nhiệt đà tăng. Trong tháng 3/2022, giá năng lượng tăng vọt sau khi căng thẳng Nga – Ukraine bắt đầu, tuy nhiên từ đó đến nay đã giảm trở lại. Giá thực phẩm vẫn tăng mạnh, theo dữ liệu cho hay.

Chỉ số lạm phát lõi, không tính diễn biến giá thực phẩm và năng lượng, hạ nhiệt xuống còn 5,3% sau khi chạm mức cao 5,7% vào tháng 3/2023. Người đứng đầu các ngân hàng trung ương trên toàn cầu thường tập trung vào chỉ số lạm phát như chỉ báo cho thấy liệu lạm phát có hạ nhiệt bởi nó phản ánh tốt cán cân bằng cung cầu trong nền kinh tế.

Giới đầu tư kỳ vọng ECB và Fed sẽ hãm việc nâng lãi suất trong mùa hè năm nay, tuy nhiên sẽ vẫn phải giữ lãi suất ở ngưỡng cao trong vài tháng bởi lạm phát trong thời gian gần đây không ngừng ở ngưỡng cao bất chấp tăng trưởng kinh tế hạ nhiệt. Lãi suất chủ chốt của ECB hiện thấp hơn khoảng 2 điểm phần trăm, chính vì vậy hoàn toàn có dư địa để tăng tiếp, theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế.

“Chúng tôi cho rằng lạm phát lõi sẽ giảm chậm và sẽ còn cần đến thời gian lạm phát mới về ngưỡng 2%”, chuyên gia kinh tế tại Capital Economics ở London – ông Jack Allen-Reynolds phân tích. Ông Allen-Reynolds dự báo ECB sẽ nâng lãi suất chỉ 0,25 điểm phần trăm trong tháng này.

Quan chức ngân hàng trung ương nhiều nước trên thế giới hiện đang thận trọng với việc tạm ngưng chiến dịch nâng lãi suất quá sớm. Ngoài ra, tác động của chính sách tiền tệ lên nền kinh tế cũng có những độ trễ, điều đó đồng nghĩa tác động từ chính sách gần đây có thể chưa hiển hiện rõ sau nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Nhà đầu tư tin rằng ECB sẽ nâng lãi suất chủ chốt trong cuộc họp vào tháng 6/2023 lên ngưỡng 3,5% và nhiều khả năng thêm một lần nữa trong mùa hè, theo dữ liệu khảo sát thu thập bởi Refinitiv.

Lạm phát hiện vẫn đang ở sát ngưỡng thấp kỷ lục tại các nền kinh tế phát triển của thế giới, như vậy người lao động sẽ có thêm điều kiện để yêu cầu tăng lương.

Vào ngày thứ Tư, các quan chức thuộc Fed phát đi thông điệp nhiều khả năng họ sẽ vẫn giữ lãi suất ở mức ổn định trong cuộc họp vào tháng 6/2023 trước khi chuẩn bị nâng lại lãi suất ngay trong mùa hè năm nay. Chiến lược này sẽ giúp cho các quan chức có thêm thời gian để đánh giá tác động kinh tế của 10 lần điều chỉnh nâng lãi suất cũng như ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng ngân hàng.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh: Caixin

Giá dầu tăng mạnh lên ngưỡng cao nhất ba tháng

Cả hai loại giá dầu đã tăng 4 tuần liên tiếp, nguồn cung dự kiến sẽ còn chịu hạn chế hơn nữa do những biện pháp cắt giảm sản lượng từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và liên minh.
Chat với BizLIVE