Chuyên gia nhận định chứng khoán Mỹ bước vào chu kỳ tăng điểm mới

Cho đến nay, các trạng thái trên thị trường giao dịch tương lai cho thấy nhiều nhà đầu tư hiện vẫn đang kỳ vọng vào khả năng Fed sẽ không thay đổi lãi suất trong tháng 6/2023.

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên ngày thứ Năm, như vậy thị trường chấm dứt chuỗi thời gian suy giảm dài nhất tính từ thập niên 1940 và hiện đang bước vào khởi đầu của chu kỳ tăng điểm mới, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.

Chỉ số chính của thị trường tăng điểm trong vài tháng vừa qua, một phần bởi nhiều doanh nghiệp công bố lợi nhuận cao vượt kỳ vọng. Phiên ngày thứ Năm, nhiều cổ phiếu của doanh nghiệp công nghệ bao gồm Amazon.com, Tesla và Nvidia kéo thị trường lên điểm.

Trong phiên, chỉ số S&P 500 tăng 0,6% và tính từ mức thấp vào tháng 10/2023, chỉ số đã tăng được 20%.

Chỉ số Nasdaq tăng 1% còn chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 0,5% và chốt phiên ở 33.833 điểm.

Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính giảm. Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 10 năm ở mức 3,714%, thấp hơn so với ngưỡng 3,782% vào ngày thứ Tư. Lợi suất trái phiếu giảm khi giá trái phiếu tăng.

Nhiều chuyên gia cho rằng nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ đang giữ thái độ cầm chừng trước khi loạt thông tin quan trọng sẽ được công bố vào tuần sau. Bộ Lao động Mỹ dự kiến sẽ công bố dữ liệu về lạm phát trong ngày thứ Ba, tiếp theo sau đó, Fed sẽ thông báo quyết định lãi suất vào ngày thứ Tư.

Cho đến nay, các trạng thái trên thị trường giao dịch tương lai cho thấy nhiều nhà đầu tư hiện vẫn đang kỳ vọng vào khả năng Fed sẽ không thay đổi lãi suất trong tháng 6/2023, điều này sẽ giúp cho thị trường cảm thấy “dễ chịu” trong ngắn hạn dù rằng nhà đầu tư cảnh báo sẽ có thể có thêm các biện pháp siết chặt chính sách tiền tệ trong thời gian tới.

“Việc hãm lại đà nâng lãi suất không đồng nghĩa họ đã hoàn tất quá trình này”, trưởng bộ phận đầu tư tại quỹ Exencial Wealth Advisors – ông Tim Courtney phân tích.

Nhà đầu tư đang tin rằng biến động sẽ tăng lên trong những tháng tới. Giới đầu tư đang kỳ vọng chỉ số đo biến động của thị trường, hay còn gọi là chỉ số CBOE, có thể tăng lên ngưỡng 30 trong những tháng tới. Thậm chí các chuyên gia còn dự báo chỉ số có thể lên ngưỡng 60 điểm, ngưỡng chỉ từng thấy trong các đợt biến động mạnh của thị trường chứng khoán.

Quảng cáo

Trong số những cổ phiếu đơn lẻ, cổ phiếu hãng sản xuất xe điện Tesla tăng 4,6% lên 234,86USD/cổ phiếu và như vậy có phiên tăng điểm thứ 10 liên tiếp. Đây là chuỗi tăng điểm dài nhất tính từ chuỗi 11 phiên tăng vào tháng 1/2021, theo số liệu của Dow Jones Market Data.

Cổ phiếu Carvana, hãng kinh doanh ô tô trực tuyến, tăng 56% lên 24,23USD/cổ phiếu sau khi hãng này công bố lợi nhuận quý 2/2023 sẽ tăng mạnh.

Cổ phiếu GameStop hạ 18% xuống 21,44USD/cổ phiếu sau khi hãng bán lẻ trò chơi trực tuyến sa thải CEO – ông Matt Furlong và bổ nhiệm thành viên ban điều hành Ryan Cohen làm chủ tịch điều hành mới.

Giá dầu thô tại Mỹ ban đầu giảm sau khi báo cáo cho thấy các cuộc đối thoại Mỹ - Iran về thỏa thuận hạt nhân tạm thời đã cho phép quốc gia hồi giáo này xuất khẩu thêm dầu thô.

Thị trường chứng khoán toàn cầu diễn biến trái chiều. Chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông tăng 0,3% còn chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật hạ 0,9%. Chỉ số Stoxx Europe 600 của thị trường châu Âu không có nhiều thay đổi.

Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 sẽ tốt hơn so với kỳ vọng nhờ vào tiêu dùng người dân Mỹ vững vàng và quá trình phục hồi của kinh tế Trung Quốc tốt hơn so với khoảng thời gian đầu năm, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.

WB vẫn tin rằng tăng trưởng kinh tế nửa sau năm 2023 sẽ chững lại và tăng trưởng sẽ chịu nhiều sức ép trong năm sau, theo dự báo công bố vào ngày thứ Ba. WB cảnh báo lạm phát cao dai dẳng và các đợt nâng lãi suất đang gây tổn hại đến hoạt động kinh tế khắp thế giới, đặc biệt tại nhóm các nước đang phát triển.

WB dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 2,1% trong năm nay, cao hơn tỷ lệ 1,7% theo dự báo của các chuyên gia WB trước đây. Ước tính mới nhất cho thấy sự suy giảm so với con số 3,1% của năm ngoái.

“Kinh tế toàn cầu hiện vẫn đang trong tình trạng khó khăn”, WB nhấn mạnh trong báo cáo triển vọng kinh tế bán niên mới đây. WB nhấn mạnh rằng những cú sốc chồng chéo từ đại dịch COVID-19, căng thẳng Nga – Ukraine và chính sách tiền tệ bị thắt chặt mạnh tay.

WB dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu đạt 2,4% trong năm sau, cao hơn so với ước tính 2,7% được đưa ra hồi tháng 1/2023.

Việc WB điều chỉnh dự báo cũng tương xứng với số liệu gần đây cho thấy kinh tế Mỹ và châu Âu dường như đã tránh được suy thoái kinh tế, điều mà nhiều chuyên gia đã dự báo khi chuẩn bị bắt đầu năm 2023.

Theo Thời Đại Sao chép