Xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật Bản, Trung Quốc tăng, EU, Mỹ giảm mạnh

So với cùng kỳ năm 2018, xuất khẩu thuỷ sản trong 10 tháng sang Mỹ  giảm 7,2%, EU giảm 11,8% trong khi Nhật Bản tăng 7,6%, Trung Quốc tăng 16,9%.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 10, trị giá xuất khẩu thuỷ sản đạt 836 triệu USD, tăng 14,2% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 10 tháng năm nay đạt 7,06 tỷ USD, giảm 2,4% so với cùng thời gian năm 2018.
Hàng thủy sản trong 10 tháng tính từ đầu năm chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường: Hoa Kỳ: 1,22 tỷ USD, giảm 7,2%; Nhật Bản: 1,21 tỷ USD, tăng 7,6%; EU (28 nước) với 1,1 tỷ USD, giảm 11,8%; Trung Quốc: 976 triệu USD, tăng 16,9%… so với một năm trước đó.
Dự báo xuất khẩu cá tra giảm 15%
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), tính riêng mặt hàng cá tra, luỹ kế từ đầu năm đến hết tháng 10, tổng giá trị xuất khẩu đạt 1,64 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2018. Do giá trị xuất khẩu cá tra sang một số thị trường lớn như: Mỹ, Brazil và Colombia vẫn còn chìm sâu trong tăng trưởng âm, giá nguyên liệu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Tháng 10, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc, Hong Kong tiếp tục tăng trưởng khá tốt.
Tại thị trường Mỹ, tính đến hết tháng 10, tổng giá trị xuất khẩu cá tra đạt 232,9 triệu USD, giảm 45,8% so với cùng kỳ năm trước. Theo VASEP, năm nay, xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ không như mong đợi. Rào cản thương mại và kỹ thuật, giá cá tra nguyên liệu trong nước giảm mạnh tác động trực tiếp tới giá xuất khẩu cũng khiến cho giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này giảm trong 10 tháng năm nay.
Bên cạnh đó, xuất khẩu cá tra 10 tháng năm nay sang các thị trường lớn và tiềm năng như: EU, ASEAN, Mexico và Nhật Bản tăng mạnh ở hai quý đầu năm nhưng chững lại hoặc tăng trưởng chậm trong hai quý còn lại.
Tính đến tháng 10, giá trị xuất khẩu cá tra sang EU đạt 204,4 triệu USD, tăng 3,6%; ASEAN đạt 163,8 triệu USD, tăng 1,6%, Mexico đạt 77,1 triệu USD, tăng 2,9%, Nhật Bản đạt 27,5 triệu USD, tăng 0,6%. Đồng thời, thị trường Trung Đông cũng chững lại, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil chỉ đạt 47,2 triệu USD, giảm 29,6% so với cùng kỳ năm trước; xuất khẩu sang Colombia cũng đạt 39,2 triệu USD, giảm 23,2% so với cùng kỳ năm trước.
VASEP dự báo, kết thúc năm 2019, tổng giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam sẽ giảm khoảng 15% so với 2018.
Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng mạnh
Lũy kế 10 tháng năm nay, xuất khẩu tôm đạt 2,8 tỷ USD, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU tăng trưởng dương duy nhất trong tháng 7, các tháng còn lại đều tăng trưởng âm.
Tháng 10, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt hơn 67,4 triệu USD, giảm 11,6% so với tháng 10/2018. Lũy kế 10 tháng năm nay, xuất khẩu tôm sang EU đạt 580,8 triệu USD, giảm 19,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 3 thị trường nhập khẩu chính tôm Việt Nam trong khối EU, bao gồm: Anh, Hà Lan, Đức, xuất khẩu sang Anh và Hà Lan giảm 2 con số, lần lượt 15,5% và 37,6%, xuất khẩu sang Đức giảm 5,6%.
Trong khi đó, lũy kế 10 tháng, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 548,2 triệu USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu  tôm lớn thứ 2 của Việt Nam sau EU, chiếm 19,7% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Tương tự, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc trong tháng 10 đạt 56,3 triệu USD, tăng 20,4%. Đây là mức tăng trưởng tốt nhất trong số 6 thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam. Tính tới tháng 10 năm nay, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 438,6 triệu USD, tăng 8,7%.
Xuất khẩu cá ngừ giảm mạnh
Tháng 10, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tiếp tục giảm. Giá trị xuất khẩu trong tháng 10 chỉ đạt gần 63 triệu USD, giảm 6,4% so với cùng kỳ. Tính đến hết tháng 10, cá ngừ của Việt Nam đã xuất được sang 107 thị trường, trong khi năm ngoái 103 thị trường.
Cho tới cuối tháng 10, Mỹ vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam. Tỷ trọng xuất khẩu thị trường này vẫn sao hơn so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, sau một thời gian tăng trưởng tốt liên tục, xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ trong tháng 10 đã chững lại khiến tỷ trọng thị trường Mỹ trong tổng xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sụt giảm so với tháng trước. Giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Mỹ trong tháng 10 chỉ ở mức tương đương so với cùng kỳ năm 2018, đạt 26 triệu USD.
Bên cạnh đó, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Tính tổng 10 tháng, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này giảm gần 12% so với với cùng kỳ năm trước, đạt 120 triệu USD. Trong đó, 3 thị trường xuất khẩu đơn lẻ lớn nhất trong khối là: Tây Ban Nha vẫn giảm 7%, Italy tăng 18% và Hà Lan giảm 18%.
Trái với xu hướng xuất khẩu cá ngừ sang EU, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang ASEAN đang có dấu hiệu phục hồi. Giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang khối thị trường này trong tháng 10 tăng 10% so với tháng 10/2018.

Đọc tiếp

10 tháng năm 2023, xuất khẩu hạt điều đạt xấp xỉ 516.868 tấn, trị giá 2,95 tỷ USD, tăng 21,8% về lượng và tăng 15,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu hạt điều có khả năng vượt mục tiêu 3,1 tỷ USD

10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc đạt 215.112 tấn, chiếm tỷ lệ 41,61%. Do chiếm tỷ lệ lớn nên sự tăng, giảm xuất khẩu của một trong 2 thị trường đều ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu toàn ngành điều.

10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản đạt 7,42 tỷ USD, giảm 21,3% so với cùng kỳ năm ngoái

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2023 chỉ đạt 9 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 10/2023 tăng 3,4% so với tháng trước, tuy nhiên lũy kế 10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản vẫn giảm đến 21%. Theo Tổng thư ký Vasep, thị trường có nhiều khó khăn nên xuất khẩu thủy sản năm nay có thể chỉ đạt khoảng 9 tỷ USD.

7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD

7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD

Ước tính 7 tháng đầu năm xuất khẩu cá tra đạt gần 1 tỷ USD, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường chính đang có tín hiệu tích cực, kỳ vọng xuất khẩu cá tra có thể đạt 1,77 tỷ USD, giảm 27,45% so với năm 2022, giảm 230 triệu so với mục tiêu 2 tỷ USD.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Trung Quốc giảm mua kéo giá tiêu trong nước sụt giảm

Nhu cầu từ thị trường Trung Quốc tăng đẩy giá tiêu trong nước đạt gần 80.000 đồng/kg, nay động lực từ thị trường này đã giảm cộng với việc EU quyết định không nhập khẩu các mặt hàng nông sản được trồng trên đất từ phá rừng đã tác động tiêu cực lên giá tiêu.
Thu hoạch lúa Hè Thu bị chậm tiến độ do ảnh hưởng mưa

Các nước tăng mua đẩy giá gạo xuất khẩu tăng thêm 20 USD/tấn

Indonesia sẽ mua 2 triệu tấn gạo trong năm nay, từ nay đến cuối năm Philippines mua thêm ít nhất 1,5 triệu tấn gạo, châu Phi và Trung Quốc cũng đang có nhu cầu lớn. Thị trường gạo 6 tháng cuối năm sẽ rất sôi động và “cuộc chơi” sẽ thuộc về doanh nghiệp có chân hàng lớn.
Gạo tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu ngành nông nghiệp

Xuất khẩu gạo có thể mang về 4 tỷ USD năm 2023

6 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu được 4,2 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt 2,3 tỷ USD, so với cùng kỳ tăng 22,2% về lượng và tăng 34,7% trị giá. Nhu cầu thị trường đang tốt, dự báo cả năm xuất khẩu gạo có thể đạt trên, dưới 8 triệu tấn, mang về 4 tỷ USD.
Chat với BizLIVE