Xuất khẩu sắn được giá, kỳ vọng cán mốc hơn tỷ USD năm 2022

Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn quý 1/2022 đạt 956,765 nghìn tấn, trị giá 413,05 triệu USD, giảm 2% về lượng, nhưng tăng 13,7% về trị giá so với cùng kỳ.
Quý I/2022, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 956,765 nghìn tấn, trị giá 413,05 triệu USD, giảm 2% về lượng, nhưng tăng 13,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Quý I/2022, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 956,765 nghìn tấn, trị giá 413,05 triệu USD, giảm 2% về lượng, nhưng tăng 13,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính chung quý I/2022, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 956,765 nghìn tấn, trị giá 413,05 triệu USD, giảm 2% về lượng, nhưng tăng 13,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Top 3 thị trường xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong quý 1/2022 là Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan.

Giá tinh bột sắn nội địa và giá sắn lát xuất khẩu sang Trung Quốc có xu hướng tăng, nhưng do tình hình dịch COVID-19 tại một số khu vực biên giới Trung Quốc tiếp giáp với Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp, tốc độ thông quan tại một số cửa khẩu biên giới phía Bắc vẫn chậm.

Kết quả là quý 1/2022, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang Trung Quốc 889,031 nghìn tấn, trị giá 382,28 triệu USD, giảm 4,6% về lượng, nhưng tăng 11,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu sang thị trường lớn thứ hai Hàn Quốc đạt 46.565 tấn, trị giá 16,703 triệu USD, tăng 138,2 % về lượng và tăng 161% về trị giá.

Xuất sang thị trường Đài Loan đạt 7.276 tấn trị giá 3,844 triệu USD, giảm 36,6% về lượng và giảm 28,9% về kim ngạch.

Tây Ninh chiếm gần 50% sản lượng

Ông Nguyễn Đình Xuân - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Tây Ninh cho biết, Tây Ninh chiếm 1/3 tổng sản lượng sắn cả nước. Tây Ninh đang cuối vụ nguồn cung sắn nguyên liệu có giảm nên trong 3 tuần lễ đầu tháng 4/2022, có một số nhà máy tinh bột sắn nghỉ vụ sớm do thiếu nguyên liệu.

Từ lâu cây sắn đã gia nhập vào nhóm hàng tỷ đô và trong những năm gần đây xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn luôn đạt giá trị trên tỷ đô, trong khi các mặt hàng nông sản xuất khẩu khác gặp khá nhiều khó khăn. Nhưng Tây Ninh không thể tăng diện tích vì diện tích dành cho cây sắn không còn và cây sắn cũng đang cạnh tranh với nhiều loại cây trồng khác.

Các loại cây trồng chủ lực của Tây Ninh như cây mía, cây sầu riêng và cây mãng cầu đang rất tốt, cây cao su đang có giá trở lại nên cây sắn rất khó tăng diện tích.

“Tây Ninh không có chủ trương tăng diện tích nhưng sẽ tăng năng suất sắn. Năng suất sắn ở Tây Ninh đang cao nhất nước, khoảng 32 tấn/ ha và chúng tôi đang phấn đấu từ nay đến năm 2025, đưa năng suất sắn lên khoảng 35 tấn/ ha. Tương đương 10% này 10% này tăng thêm là lãi ròng.

Hiện sản lượng sắn Tây Ninh tương đương 2 triệu tấn sắn, nếu tăng 10% là sẽ đưa vào thị trường thêm 200.000 tấn. Trong cây xuất khẩu tỷ đô này thì Tây Ninh đóng góp gần 50%”, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh chia sẻ.

Trong khi các tỉnh khác trồng sắn cũng nhiều nhưng để tiêu dùng hoặc sử dụng vào các mục đích khác, riêng Tây Ninh dùng chế biến tinh bột và sau tinh bột như bột biến tính, mạch nha … nên có giá trị gia tăng cao.

Sắn là loại cây “nhập thô, xuất tinh” mang về giá trị gia tăng cao

Khác với nhiều mặt khác là xuất thô, nhập tinh thì riêng ngành tinh bột sắn ở Tây Ninh thì nhập nguyên liệu thô từ Campuchia và các tỉnh lân cận như Bình Phước, Bình Dương hoặc Tây Nguyên phục vụ chế biến sâu xuất khẩu tinh bột đem về giá trị gia tăng cho địa phương.

Tuy nhiên, cây sắn cũng có một số khó khăn vì tổng doanh thu 01 ha sắn có giá trị không cao khoảng trên dưới 100 triệu đồng/ ha/năm, còn lợi nhuận khoảng 40 - 50 triệu đồng/ha/năm.

Những năm gần đây sản lượng, kim ngạch xuất khẩu sắn tăng đều đặn, và là 01 trong 13 sản phẩm nông sản xuất khẩu có giá trị triệu đô của Việt Nam. Ngành sắn vẫn còn dư địa phát triển rất lớn ở thị trường trong nước lẫn xuất khẩu, bởi hiện nay, tiêu thụ sắn và sản phẩm sắn trong nước mới chỉ chiếm khoảng 30%.

Trong khi đó, Việt Nam lại phải nhập khẩu khá nhiều nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm.

Cây sắn lại phù hợp với những vùng đất lớn nhưng ít lao động vì không cần chăm sóc hàng ngày, còn ở những vùng ít đất có điều kiện thâm canh tốt thì nông dân trồng những loại cây có giá trị kinh tế cao hơn.

Sở NN-PTNT Tây Ninh cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2022, Tây Ninh chế biến được khoảng 969.800 tấn, tăng 8,2% so với cùng kỳ, sản xuất được 242.450 tấn tinh bột, giá từ 10.000 – 11.000 đồng/kg.

Dự kiến, năm 2022, diện tích sản xuất sắn khoảng 60.500 ha, tăng 2,2% so với năm 2021, sản lượng ước đạt 1.996.500 tấn, năng suất bình quân ước đạt 330 tạ/ha. Giá thu mua nguyên liệu từ 2.700 – 3.200 đồng/kg, hàm lượng bột sắn đạt 30% tùy khu vực.

Đọc tiếp

Dự án Đà Nẵng Times Square đủ điều kiện huy động vốn

Dự án Đà Nẵng Times Square đủ điều kiện huy động vốn

Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng yêu cầu chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần Kim Long Nam, chịu trách nhiệm về tính chính xác về thông tin và hồ sơ gửi kèm. Đồng thời, phải sử dụng nguồn vốn đã huy động vào đúng mục đích xây dựng nhà ở thương mại tại dự án tháp CT3 và CT7 - Đà Nẵng Times Square.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE